• Xây dựng đời sống văn hóa > Vấn đề - Sự kiện

Trên dưới một lòng quyết tâm kiểm soát và đẩy lùi đại dịch COVID - 19

Ngay từ đầu năm 2020, đại dịch mang tên COVID -19 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam và trên thế giới, cho đến nay đã gây ra nhiều thiệt hại đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có đất nước chúng ta. Đây là nỗi đau chung của cả nhân loại, Việt Nam và các quốc gia đã kêu gọi cùng nhau đoàn kết để chống lại đại dịch COVID-19, nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi cấp cao giữa lãnh đạo các nước đều đề cập đến vấn đề trao đổi vắc xin, coi đây là chiến lược ngoại giao vắc xin không thể thiếu trong giai đoạn hiện nay. Ở trong nước, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã ra lời kêu gọi, tiến hành vận động các nước ủng hộ vắc xin cho Việt Nam, kêu gọi toàn dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài ủng hộ đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống COVID-19.

Đường Hồ Chí Minh trên biển - Kỳ tích mãi ngời sáng

60 mươi năm đã trôi qua, nhưng những kỳ tích, huyền thoại của đường Hồ Chí Minh trên biển và Đoàn tàu Không số vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc hôm nay.

Vận dụng văn hóa đọc của Hồ Chí Minh để thúc đẩy văn hóa đọc hiện nay

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2021 đến năm 2030 được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định là: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa con người Việt Nam và sức mạnh thời đại…”. Chiến lược này đòi hỏi phải xây dựng một xã hội học tập, một xã hội văn hóa trong đó có văn hóa đọc. Muốn như vậy, chúng ta cần vận dụng văn hóa đọc của Hồ Chí Minh vào công cuộc xây dựng nền văn hóa đọc Việt Nam.

Nâng cao đời sống văn hóa của công chức, viên chức, công nhân lao động trong các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp

Để nâng cao hiệu quả Chương trình phối hợp xây dựng đời sống văn hóa của công chức, viên chức và công nhân lao động trong các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp. Chiều ngày ngày 12/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐ) đã tổ chức Lễ ký kết và triển khai chương trình phối hợp xây dựng đời sống văn hoá, tập luyện thể dục thể thao trong công chức, viên chức, công nhân lao động (CC, VC, CNLĐ) giai đoạn 2021-2026, nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch trong các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp; xây dựng nếp sống văn minh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của CC, VC, CNLĐ.

Mạng xã hội - kênh kết nối quan trọng giữa bạn đọc, người làm sách và tác giả

Sách là công cụ lưu giữ, trao truyền trí tuệ hữu hiệu của các thế hệ. Thực tế cho thấy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công cuộc chuyển đổi số ngành Xuất bản, ngành Thư viện đã và đang tác động trực đến hoạt động xuất bản và văn hóa đọc của đất nước. Do vậy, việc sử dụng mạng xã hội sẽ là kênh kết nối rất quan trọng, giúp những người làm xuất bản, phát hành, tác giả tương tác với nhau để đem đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích, những xuất bản phẩm có chất lượng cao; góp phần thúc đẩy phát triển phong trào đọc sách; hướng tới xây dựng một xã hội học tập và hình thành nhân cách con người.

Đấu tranh phòng, chống diễn biến hòa bình trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật ở nước ta hiện nay

Văn học, nghệ thuật (VHNT) là một mặt trận tư tưởng, văn hóa hàng đầu của Đảng, là diễn đàn để Đảng ta định hướng tuyên truyền. Chính vì vậy, hiện nay các thế lực thù địch, cơ hội, phản động luôn tìm cách chống phá trên nhiều lĩnh trong đó có VHNT nhằm thúc đẩy “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam.

Gia đình Việt Nam trước thách thức của xã hội hiện đại

Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ và nhân cách để gia nhập vào cuộc sống cộng đồng, xã hội. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định đến việc hình thành nhân cách nói chung, phẩm chất đạo đức nói riêng của cá nhân. Tuy nhiên, trước những biến đổi to lớn của xã hội hiện đại, gia đình Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều thách thức.

Phản bác luận điệu xuyên tạc trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương đã áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Các cấp chính quyền, các lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch và các tầng lớp nhân dân đang nỗ lực ngày đêm để kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, cơ hội đã tung ra nhiều thông tin giả, thông tin xấu độc, sai sự thật, xuyên tạc công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở nước ta.

“Dân thụ hưởng” - Giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội

“Dân thụ hưởng” là một trong những điểm mới rất quan trọng tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong tổng thể phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” (1). Đảng ta bổ sung thành tố “dân thụ hưởng” bên cạnh “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát” là sự khẳng định sâu sắc bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. “Dân thụ hưởng” là giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, là đích đến cuối cùng, mục tiêu tối thượng của một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.