• Xây dựng đời sống văn hóa > Vấn đề - Sự kiện

Từ gia đình, văn hóa gia đình, giáo dục gia đình đến xây dựng chiến lược gia đình trong thời kỳ mới

Gia đình là nơi lưu giữ, bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống của dân tộc; là chiếc cầu nối giữa cá nhân với cộng đồng; là hạt nhân, tế bào của xã hội. Gia đình là tổ ấm hạnh phúc mà mỗi con người đều hướng tới. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội chính là giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khắp nơi “chia lửa” cùng Bắc Giang

Những ngày qua, có lẽ Bắc Giang thực sự bước vào một cuộc chiến đúng nghĩa với đại dịch COVID -19. Nói vậy bởi lẽ, những lần trước dịch mới xuất hiện trong cộng đồng đã được kịp thời khoanh vùng, truy vết, ngăn chặn và dập tắt. Thế nhưng, đợt dịch lần này khác hẳn, không những bị lây nhiễm trong cộng đồng mà còn bùng phát trong các khu công nghiệp lớn với hàng trăm nghìn công nhân liên quan. Điều ấy càng khiến cho công tác phòng, chống dịch cam go hơn bao giờ hết. Dẫu vậy, tinh thần “chống dịch như chống giặc”, sự “chia lửa” hỗ trợ đắc lực của các bộ, ngành T.Ư và địa phương đã tiếp thêm sức mạnh cho công tác phòng, chống dịch của Bắc Giang.

Dư âm bài viết của Tổng Bí thư: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta

Ngày 16/5/2021, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng có bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Đây là một công trình nghiên cứu rất sâu sắc về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta...”.

Mốc son vàng của lịch sử dân tộc

Vào cuối thế kỷ XIX, dân tộc Việt Nam bị thực dân Pháp thống trị. Dân ta một cổ hai tròng, bị đọa đày áp bức và đau khổ không kể xiết. Các phong trào đấu tranh yêu nước tuy nổ ra liên tiếp và theo nhiều khuynh hướng tư tưởng, con đường khác nhau song đều thất bại.

“Tìm ngọc” - sứ mệnh mới của ngành Xuất bản Việt Nam

Thay vì một năm xuất bản từ 30 - 40 nghìn đầu sách thì Cục Xuất bản, In và Phát hành cần tìm ra 2 - 3 hoặc 5 “viên ngọc” trong số 30 - 45 nghìn đầu sách ấy. Nếu như “viên ngọc” ấy làm thay đổi 1 triệu người Việt Nam thì sẽ làm thay đổi nhận thức của toàn bộ đất nước này, dân tộc này sẽ bứt phá vươn lên. Đó là sứ mệnh mới của ngành Xuất bản Việt Nam do Bộ trưởng Bộ TT&TT yêu cầu đối với ngành Xuất bản trước yêu cầu mới.

Hiện thực hóa tâm nguyện của Người, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Ngày 19-5 năm nay, Đảng ta, dân tộc ta kỷ niệm 131 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời hướng tới kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021). Vào thời điểm này, đất nước trải qua 35 năm đổi mới, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện.

Tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần tự học từ sách, báo và thư viện

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương cho nhiều thế hệ noi theo về tinh thần tự học. Trong suốt cuộc đời của mình, Người đã đánh giá cao vai trò quan trọng của sách, báo, thư viện đối với quá trình tự học, tự trau dồi kiến thức bản thân. Người đã có những ý tưởng, việc làm và dành sự quan tâm rất lớn của mình cho công tác thư viện.