• Văn hóa > Đương đại

Phòng, chống dịch COVID-19 và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra vào ngày 7-5-2021, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu: “Cán bộ, đảng viên, những người giữ vị trí càng cao càng phải gương mẫu trong công tác phòng, chống dịch COVID-19”. Đại dịch COVID-19 bùng phát ở Việt Nam từ ngày 23-1-2020 tới nay. Trong cuộc chiến với kẻ thù vô hình này, hơn bao giờ hết, cán bộ, đảng viên cần gương mẫu, thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của người đảng viên, tiên phong trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Văn hóa và phát triển - những kỳ vọng hướng về Hội nghị Văn hóa toàn quốc

Việt Nam có truyền thống văn hóa lâu đời, đã đúc kết bồi đắp từ đời này qua đời khác, trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã hun đúc tạo nên những giá trị văn hóa trong xây dựng và đấu tranh bảo vệ đất nước. Con người Việt đã tạo những chiến công hiển hách, có bao anh hùng dân tộc lãnh đạo, xây dựng, đấu tranh bảo vệ đất nước: Vua Hùng, Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Chủ tịch Hồ Chí Minh…; những danh nhân văn hóa: Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi...

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, gắn với phát triển du lịch bền vững

Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bao gồm một tập hợp những giá trị tinh hoa bền vững, được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng con người, dân tộc, quốc gia. Bảo tồn văn hóa, thực chất là những nỗ lực nghiên cứu, phát huy hệ giá trị, nâng cao hiểu biết của con người về lịch sử hình thành, ý nghĩa và vai trò của di sản văn hóa trong đời sống xã hội. Từ đó, đưa ra các điều kiện cụ thể nhằm bảo đảm sự an toàn, phát triển lâu dài cho di sản văn hóa trong đời sống các dân tộc; tạo sức mạnh nội sinh cho chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng trong quá trình phát triển.

Đầu tư cho văn hóa phải tương xứng, thiết thực

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm nhận thức về vị thế, tầm quan trọng của văn hóa. Năm 1946, Bác Hồ khẳng định: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Từ năm 1943, Đảng ta đã có “Đề cương văn hóa”; xuyên suốt trong các Văn kiện của Đảng qua các thời kỳ lịch sử, đều đề cập đến văn hóa và phát triển văn hóa. Văn hóa được xem là thế “kiềng ba chân” trong toàn bộ sự phát triển: “phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần” như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã định hướng.

Vai trò của truyền thông trong thực thi chính sách văn hóa ở Việt Nam

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, truyền thông có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội. Sự tham gia của truyền thông góp phần vào việc đảm bảo thành công hay thất bại của chu trình thực thi chính sách (TTCS) nói chung và chính sách văn hóa nói riêng. Mỗi khâu trong chu trình chính sách văn hóa đều có nhiều bên liên quan, chịu tác động rất lớn từ truyền thông trong việc phổ biến tuyên truyền chính sách hay định hướng dư luận... Bài viết đề cập đến vai trò của truyền thông trong việc phổ biến, tuyên truyền chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của TTCS văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

Không gian sáng tạo - mũi nhọn tiềm năng trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Thuật ngữ “không gian sáng tạo” xuất hiện trong chương trình toàn cầu Kinh tế Sáng tạo của Hội đồng Anh, triển khai tại Việt Nam vào năm 2014. Không gian sáng tạo là một địa điểm, có thể là địa điểm thực hoặc địa điểm trực tuyến, là nơi đem những con người sáng tạo đến với nhau. Đó là nơi tụ họp, chia sẻ không gian và hỗ trợ cho các hoạt động kết nối, phát triển kinh doanh, cũng như thu hút cộng đồng trong các lĩnh vực sáng tạo, văn hóa và công nghệ (1).

Đời sống văn hóa của công nhân các khu công nghiệp ở Cần Thơ hiện nay

Đảng ta chủ trương thu hẹp, chênh lệch mức độ hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền, tầng lớp dân cư. Để thực hiện mục tiêu này, việc xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp (KCN) đã được đặt ra do mức độ hưởng thụ văn hóa ở tầng lớp này còn có những hạn chế. Hơn nữa, công nhân được coi là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên cần nâng cao cả đời sống vật chất và tinh thần của họ. Thành phố Cần Thơ là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ, nơi có nhiều KCN, khu chế xuất với số lượng công nhân nhiều. Do đó, đánh giá đúng thực trạng đời sống văn hóa công nhân các KCN ở Cần Thơ là một yêu cầu cấp thiết để có những giải pháp phù hợp

Đa dạng văn hóa trong ASEAN: Cơ hội, thách thức và những giải pháp gợi ý

Khu vực Đông Nam Á hiện tại đang là tâm điểm thu hút nhiều nhà nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới, không chỉ bởi những chuyển biến năng động về kinh tế mà còn có “lực hấp dẫn” từ các giá trị văn hóa - lịch sử. Khi đề cập đến văn hóa Đông Nam Á, người ta thường nghĩ ngay đến một khu vực thống nhất trong đa dạng hay tương đồng trong dị biệt. Đó là điểm mạnh nhưng cũng là một trong những rào cản đối với tiến trình hội nhập và liên kết ASEAN.

Xây dựng văn hóa nhà trường ở các cơ sở giáo dục đại học lĩnh vực nghệ thuật

Một trong các mục tiêu cụ thể để xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra trong Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9-6-2014, đó là: “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế...”. Môi trường văn hóa trong nhà trường bao gồm từ cơ sở vật chất, cảnh quan cây xanh, nơi giải trí, sinh hoạt, hội họp, học tập, bảng tên trường, phòng học, phòng làm việc... đến nền nếp, chuẩn mực, lễ nghi, niềm tin, giá trị, hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục đào tạo trong nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học. Bài viết đề cập đến những nội dung và các bước để xây dựng văn hóa nhà trường (VHNT) ở các cơ sở giáo dục đại học lĩnh vực nghệ thuật.

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách văn hóa ở Việt Nam hiện nay

Thực thi chính sách (TTCS) có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong chu trình chính sách. TTCS góp phần thực hiện mục tiêu chính sách, kiểm nghiệm chính sách trong thực tế, cung cấp luận cứ cho việc hoạch định, ban hành chính sách tiếp theo. Trên cơ sở tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả TTCS, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả TTCS văn hóa ở Việt Nam hiện nay.