• Văn hóa > Đương đại

Khai thác vốn văn hóa trong phát triển công nghiệp văn hóa ở Quảng Ninh

Phát triển công nghiệp văn hóa dựa trên nguồn vốn văn hóa trở thành xu hướng tất yếu trên toàn cầu vì vai trò và lợi ích của nó đối với sự phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế với văn hóa, lấy con người làm trung tâm. Việt Nam là quốc gia đi sau, mới tiếp cận công nghiệp văn hóa từ sau thời kỳ Đổi mới. Ngay từ Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII (1998), Đảng bắt đầu đặt vấn đề gắn kết kinh tế với văn hóa. Đến Nghị quyết số 33-NQ/TW (2014), Đảng chính thức đưa ra 1 trong 6 nhiệm vụ là phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa. Bài viết tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm khai thác hiệu quả nguồn vốn văn hóa trong phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay.

Tính cộng đồng trong các khu tập thể cũ ở Hà Nội

Ở Hà Nội, hình ảnh các khu nhà tập thể (KTT) phản ánh phong cách kiến trúc những năm 1960-1970 và kỹ thuật xây dựng của khối các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) trước đây, đặc biệt là Liên Xô cũ. Loại hình nhà ở này chiếm một vị trí không nhỏ trong không gian đô thị, được giới truyền thông đề cập đến với hình ảnh cũ kỹ, xuống cấp. Hơn 30 KTT lớn nhỏ nằm rải rác trong nội thành Hà Nội hơn nửa thế kỷ qua đã tạo nên một lối sống, văn hóa riêng của cư dân. Trong bối cảnh nhà tập thể đang dần biến mất, nhường chỗ cho các khu chung cư hiện đại với lối sống hoàn toàn khác biệt, bài viết nêu bật những giá trị làm nên tính cộng đồng của khu vực độc đáo này thông qua nghiên cứu một số trường hợp ở KTT cũ Hà Nội.

Giá trị tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã và đang chứng minh giá trị trường tồn của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh - nhân tố quan trọng giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành nhiệm vụ, góp phần xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo những giá trị tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng, là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Những biến đổi cơ bản trong văn hóa làng hiện nay

Văn hóa làng bao gồm tổng thể các giá trị (vật chất và tinh thần) do cộng đồng dân cư ở các làng quê sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển. Đó là kiểu hình văn hóa đặc trưng, văn hóa “gốc” của nền văn hóa Việt Nam cổ truyền với những sinh hoạt văn hóa, thiết chế và liên kết xã hội hết sức chặt chẽ. Cùng với những biến đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bức tranh văn hóa làng cũng có sự biến đổi đa dạng, phức tạp, từ diện mạo, cảnh quan đến lối sống, các phong tục, tập quán, quan hệ xã hội, cách thức tiếp cận thông tin và giải trí. Một quá trình chuyển đổi cơ cấu văn hóa tinh thần đang diễn ra do những biến đổi sâu sắc của đời sống kinh tế - xã hội, chứa đựng sự pha trộn, đan xen giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, nông nghiệp và công nghiệp, nông thôn và đô thị… cũng như làm nảy sinh nhiều vấn đề cần quan tâm.

Xây dựng môi trường văn hóa - nhiệm vụ quan trọng trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam hiện nay

Văn hóa là một lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội, có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội nói riêng, với tổng thể chiến lược phát triển quốc gia nói chung. Để phát huy được giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi phải quan tâm đồng bộ tới các yếu tố văn hóa, trong đó, xây dựng môi trường văn hóa là một trong các nhiệm vụ trọng yếu. Vì môi trường văn hóa không chỉ có ý nghĩa với sự hoàn thiện của từng thành viên trong xã hội, với sự phát triển nền văn hóa dân tộc mà một môi trường văn hóa lành mạnh còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, tạo nên thế và lực của quốc gia trong công tác đổi ngoại và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Phòng, chống dịch COVID-19 và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra vào ngày 7-5-2021, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu: “Cán bộ, đảng viên, những người giữ vị trí càng cao càng phải gương mẫu trong công tác phòng, chống dịch COVID-19”. Đại dịch COVID-19 bùng phát ở Việt Nam từ ngày 23-1-2020 tới nay. Trong cuộc chiến với kẻ thù vô hình này, hơn bao giờ hết, cán bộ, đảng viên cần gương mẫu, thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của người đảng viên, tiên phong trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Văn hóa và phát triển - những kỳ vọng hướng về Hội nghị Văn hóa toàn quốc

Việt Nam có truyền thống văn hóa lâu đời, đã đúc kết bồi đắp từ đời này qua đời khác, trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã hun đúc tạo nên những giá trị văn hóa trong xây dựng và đấu tranh bảo vệ đất nước. Con người Việt đã tạo những chiến công hiển hách, có bao anh hùng dân tộc lãnh đạo, xây dựng, đấu tranh bảo vệ đất nước: Vua Hùng, Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Chủ tịch Hồ Chí Minh…; những danh nhân văn hóa: Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi...

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, gắn với phát triển du lịch bền vững

Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bao gồm một tập hợp những giá trị tinh hoa bền vững, được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng con người, dân tộc, quốc gia. Bảo tồn văn hóa, thực chất là những nỗ lực nghiên cứu, phát huy hệ giá trị, nâng cao hiểu biết của con người về lịch sử hình thành, ý nghĩa và vai trò của di sản văn hóa trong đời sống xã hội. Từ đó, đưa ra các điều kiện cụ thể nhằm bảo đảm sự an toàn, phát triển lâu dài cho di sản văn hóa trong đời sống các dân tộc; tạo sức mạnh nội sinh cho chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng trong quá trình phát triển.

Đầu tư cho văn hóa phải tương xứng, thiết thực

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm nhận thức về vị thế, tầm quan trọng của văn hóa. Năm 1946, Bác Hồ khẳng định: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Từ năm 1943, Đảng ta đã có “Đề cương văn hóa”; xuyên suốt trong các Văn kiện của Đảng qua các thời kỳ lịch sử, đều đề cập đến văn hóa và phát triển văn hóa. Văn hóa được xem là thế “kiềng ba chân” trong toàn bộ sự phát triển: “phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần” như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã định hướng.