• Văn hóa > Du lịch

CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở SAPA

Dựa trên kết quả điều tra nghiên cứu thực hiện tại một số điểm du lịch cộng đồng ở Sa Pa với mẫu khảo sát bằng bảng hỏi định lượng gồm 200 người, cùng 20 phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và quan sát trực tiếp, bài viết tìm hiểu thực trạng vai trò của cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) trong hoạt động du lịch thể hiện trong 3 chiều cạnh chính: cộng đồng trong vai trò bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên, là chủ thể nguồn tài nguyên văn hóa, là nguồn cung cấp nhân lực chính. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi tập trung tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng với vai trò là nguồn cung cấp nhân lực chính cho du lịch như: hướng dẫn du khách, vận chuyển hàng hóa, cung cấp nhà nghỉ lưu trú, cung cấp dịch vụ biểu diễn văn nghệ, các sản phẩm thủ công truyền thống, nông sản và các sản phẩm phụ trợ khác, đồng thời xem xét thực trạng tham gia quản lý của cộng đồng trong hoạt động du lịch hiện nay.

KINH TẾ VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆN NAY

Văn hóa thường được quan niệm là lĩnh vực phi kinh tế, phi sản xuất, nghĩa là trong lĩnh vực này các quá trình lao động không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, nhưng trong bối cảnh hội nhập hiện nay thì văn hóa đã trở thành đối tượng đặc biệt của kinh tế, đóng góp vào GDP của mỗi quốc gia. Trong đó, văn hóa đóng góp tỷ trọng không nhỏ vào nền kinh tế thông qua hoạt động du lịch. Vì vậy, cần có sự quan tâm đầu tư hợp lý cho lĩnh vực này trong giai đoạn phát triển mới nhằm đem lại sự phát triển chung cho nền kinh tế - xã hội là việc làm cấp thiết hiện nay.

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Trong quá trình mở cửa, giao lưu hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hoạt động du lịch đã mang lại nguồn thu khổng lồ cho ngân sách nhà nước. Có được những thành công này là do ngành du lịch Việt Nam đã xác định phương thức để phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị di sản văn hóa dân tộc nhằm tạo nên sự khác biệt, độc đáo thu hút du khách trong nước và quốc tế.

DI TÍCH, DANH THẮNG - TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH PHÚ YÊN

Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, chứng minh cho quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp cho con người biết được cội nguồn, đặc trưng văn hóa và tác động tới việc hình thành nhân cách con người. Di tích chứa đựng những giá trị to lớn, trở thành nguồn lực cho phát triển kinh tế nếu được khai thác hợp lý.

DI SẢN VĂN HÓA MƯỜNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HÒA BÌNH

Hòa Bình là vùng đất chứa đựng nhiều giá trị văn hóa độc đáo của các tộc người như: Mường, Dao, Thái, Mông... trong đó, đậm đặc và nổi bật là những giá trị văn hóa của cộng đồng cư dân Mường. Những giá trị ấy qua thời gian đã lắng đọng và biểu hiện trong kho tàng văn hóa của người Mường. Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới, vấn đề đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại là đòi hỏi mang tính cấp thiết.

NGHĨ VỀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ SỰ KIỆN DU LỊCH BIỂN SẦM SƠN

Trong bài viết này, sự kiện được hiểu là những hoạt động quan trọng, tập trung và nổi trội trong đời sống của cộng đồng như: lễ kỷ niệm, lễ khai trương, hội nghị, hội thảo, thi đấu thể thao, trình diễn nghệ thuật, hội chợ triển lãm… Các sự kiện có quy mô từ cộng đồng gia đình, làng xóm tới cấp huyện, tỉnh, quốc gia và toàn cầu. Các sự kiện đều có khả năng tập hợp cộng đồng, tôn vinh giá trị và quảng bá thương hiệu.

BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Trải qua nhiều năm phát triển du lịch, văn hóa của cộng đồng người Thái ở Hòa Bình có nhiều biến đổi, đặc biệt là những thành tố văn hóa vật chất. Làm rõ được thực trạng biến đổi văn hóa từ đó nâng cao ý thức người dân trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển du lịch là vấn đề cần được quan tâm.

PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA TRONG THỜI KỲ MỚI

Di sản văn hóa được coi là tài nguyên quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là trong hoạt động du lịch. Việc khai thác các di sản văn hóa trong hoạt động du lịch phải đảm bảo tăng trưởng, nhưng không để lại những hậu quả tiêu cực cho văn hóa và môi trường bản địa. Vì vậy, vấn đề cân bằng giữa phát triển du lịch và gìn giữ di sản văn hóa luôn là mối quan tâm của những người làm du lịch có trách nhiệm.

NHÀ SÀN CỦA NGƯỜI SÁN CHỈ Ở PHÚ LƯƠNG, THÁI NGUYÊN

Trong bối cảnh hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số đang chuyển hướng sang làm các loại nhà hiện đại, nhất là những vùng thấp, gần thành thị, xu hướng này diễn ra ngày càng nhanh chóng. Cộng đồng người Sán Chỉ tại Phú Lương cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trải qua quá trình phát triển và tiếp biến những yếu tố từ các cộng đồng khác, ngôi nhà sàn của người Sán Chỉ có nhiều biến đổi. Sự thay đổi này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm mất đi tính truyền thống vốn có của ngôi nhà sàn. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải tiến hành nghiên cứu, xây dựng tư liệu về nhà của người Sán Chỉ một cách hệ thống, cung cấp luận cứ khoa học để đưa ra những biện pháp bảo tồn, gìn giữ loại hình nhà sàn truyền thống cũng như bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc.

DU LỊCH HÀ NỘI 30 NĂM, MỘT CHẶNG ĐƯỜNG NHÌN LẠI

Thăng Long - Hà Nội mảnh đất có thế rồng cuộn, hổ ngồi, bốn phía đông, tây, nam, bắc tiện hình thế núi, sông, sau, trước đất rộng, bằng phẳng, cao ráo, sáng sủa... đã từng là niềm tự hào bởi nét quyến rũ của đô thị phương Đông, nơi mà ranh giới giữa thành phố và làng quê tan nhòa vào nhau. 30 năm đã trôi qua, kể từ ngày đổi mới đến nay bộ mặt thành phố Hà Nội đã có nhiều đổi thay, trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.

TRIỂN VỌNG HỢP TÁC DU LỊCH VIỆT NAM - ẤN ĐỘ

Với những nét tương đồng về văn hóa, văn minh, Ấn Độ và Việt Nam có nhiều điều kiện, cơ hội thuận lợi trong hợp tác, giao lưu, trao đổi thương mại, dịch vụ trên mọi lĩnh vực. Sau gần nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao (1972) mối quan hệ giữa hai quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, an ninh quốc phòng, ngoại giao, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, du lịch…

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH GẮN VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU

Tín ngưỡng thờ mẫu vốn được coi là tín ngưỡng dân gian bản địa quan trọng của người Việt, có sức sống bền bỉ, mãnh liệt trong tâm thức người dân. Tuy nhiên, kể từ năm 1954 cho đến những năm 90 TK XX tín ngưỡng này bị cấm đoán, bị coi là mê tín dị đoan, ngày nay thờ mẫu và nghi thức hầu đồng lại phát triển mạnh mẽ trong xã hội, đã chứng tỏ nhu cầu tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ mẫu của người dân ngày càng được nâng cao. Trước đây, người hành hương đến những địa điểm đền thờ, trung tâm thờ mẫu một cách tự phát, hiện nay các hãng du lịch đã bắt đầu xây dựng những chương trình, tour du lịch đáp ứng nhu cầu cho thị trường khách du lịch tâm linh.