• Văn hóa > Du lịch

TRIỂN VỌNG HỢP TÁC DU LỊCH VIỆT NAM - ẤN ĐỘ

Với những nét tương đồng về văn hóa, văn minh, Ấn Độ và Việt Nam có nhiều điều kiện, cơ hội thuận lợi trong hợp tác, giao lưu, trao đổi thương mại, dịch vụ trên mọi lĩnh vực. Sau gần nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao (1972) mối quan hệ giữa hai quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, an ninh quốc phòng, ngoại giao, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, du lịch…

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH GẮN VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU

Tín ngưỡng thờ mẫu vốn được coi là tín ngưỡng dân gian bản địa quan trọng của người Việt, có sức sống bền bỉ, mãnh liệt trong tâm thức người dân. Tuy nhiên, kể từ năm 1954 cho đến những năm 90 TK XX tín ngưỡng này bị cấm đoán, bị coi là mê tín dị đoan, ngày nay thờ mẫu và nghi thức hầu đồng lại phát triển mạnh mẽ trong xã hội, đã chứng tỏ nhu cầu tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ mẫu của người dân ngày càng được nâng cao. Trước đây, người hành hương đến những địa điểm đền thờ, trung tâm thờ mẫu một cách tự phát, hiện nay các hãng du lịch đã bắt đầu xây dựng những chương trình, tour du lịch đáp ứng nhu cầu cho thị trường khách du lịch tâm linh.

SẢN PHẨM ĐẶC THÙ VÀ TÍNH CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH HÀ NỘI

Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp cao nhằm phục vụ và đáp ứng các nhu cầu của con người, do vậy, cần tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách. Hà Nội từ lâu là một điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, vì vậy, việc xây dựng các sản phẩm đặc thù, tạo thương hiệu nổi bật cho Hà Nội là những yêu cầu cấp thiết cho sự phát triển của thành phố. Bài viết đưa ra những vấn đề trong việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho điểm đến trong bối cảnh hội nhập.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN THANH HÓA

Thanh Hóa có vị trí địa lý giao thông thuận lợi, sở hữu nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú thuận lợi cho phát triển kinh tế ngành du lịch. Song, trong những năm qua du lịch Thanh Hóa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, do không có các giải pháp marketing du lịch phù hợp. Vì vậy, bài viết đưa ra một số giải pháp marketing du lịch giúp các nhà quản lý, hoạch định du lịch có chiến lược nhằm thu hút khách đến với Thanh Hóa.

DU LỊCH VĂN HÓA TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa, bài viết đánh giá những tác động của toàn cầu hóa tới văn hóa và phát triển du lịch văn hóa. Đồng thời, nhận định việc khai thác các giá trị văn hóa trong du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa.

NGUỒN LỰC VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH Ở KHU DI TÍCH LỊCH SỬ TÂN TRÀO

Những hoạt động quản lý nguồn lực văn hóa thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025 đã mở ra nhiều cơ hội để bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của dân tộc, phục vụ nghiên cứu khoa học, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Tuy nhiên, để khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào trở thành điểm du lịch hấp dẫn, cần có những chính sách văn hóa phù hợp, tăng cường sự quản lý nguồn lực văn hóa tại cơ sở, phát huy tiềm năng sẵn có để khai thác du lịch một cách hiệu quả.

DU LỊCH VIỆT NAM, TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc có tác động thúc đẩy ngành kinh tế phát triển. Trên thực tế, văn hóa du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với phát triển kinh tế xã hội. Từ góc nhìn văn hóa, bài viết nhận diện tiềm năng, lợi thế và một số thách thức cản trở sự phát triển và tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, kiến nghị một số giải pháp tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm môi trường cho phát triển du lịch một cách đồng bộ, hài hòa, hiệu quả và bền vững.

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH HIỆN NAY

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 của đất nước. Đại hội Đảng lần thứ XII đã xác định: “Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước nói chung và từng ngành, lĩnh vực nói riêng, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong nhà trường cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh”. Đối với ngành du lịch nguồn nhân lực được xem là tài sản quý giá, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự phát triển bền vững của ngành. Đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội và xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay luôn được tất cả các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lưu ý.