• Văn hóa > Du lịch

ĐỘNG HƯƠNG TÍCH DẤU ẤN VĂN HÓA TÂM LINH

Trong cuốn Tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội dân gian Hà Tây, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thức đã viết “Sự hấp dẫn của Hương Sơn không chỉ ở bề ngoài mà còn ở bên trong. Đó là vẻ đẹp sâu lắng, giàu triết lý dân gian của các hang động. Du khách đến chùa Hương có cái thú ngồi thuyền chiêm ngưỡng bầu trời cảnh bụt, khoái cảm nhìn sông ngắm núi như thấy một góc của non sông đất nước vừa thơ, vừa thực thu gọn trong tầm mắt và cũng ảo huyền như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh”. Trải qua những biến thiên lịch sử, khu thắng cảnh di tích chùa Hương vẫn nổi tiếng với hệ thống hang động, đền chùa xen lẫn giữa vùng rừng núi.

LỄ HỘI VÀ DU LỊCH TÂM LINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Trong những năm gần đây, lễ hội dân gian ngày càng gắn kết chặt chẽ với du lịch, mở ra nhiều hình thức mới như: du lịch văn hóa, du lịch cội nguồn, du lịch tâm linh… Trong mối quan hệ với du lịch nói chung và du lịch tâm linh nói riêng, lễ hội đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp không khói này.

GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LÀNG LỤA VẠN PHÚC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI

Cùng với vải the ở làng La Cả (gồm làng La Nội và Ỷ La), vải lĩnh ở Kẻ Bưởi, vải nhiễu Mỗ Bôn, trải qua những biến thiên lịch sử, lụa Vạn Phúc là một trong các sản phẩm văn vật tiêu biểu tạo nên danh tiếng nơi tứ chiếng tụ hội, bách nghệ phồn hoa Thăng Long xưa. Từ một sản phẩm thủ công, lụa Vạn Phúc dần trở thành biểu tượng thẩm mỹ chốn phồn hoa đô hội. Mảnh đất này là nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, đồng thời trở thành địa chỉ du lịch, thương mại thu hút khách tham quan trong và ngoài nước đến chọn mua những mặt hàng vải lụa, gấm vóc. Làng Vạn Phúc là minh chứng nổi bật cho quá trình biến đổi của làng nghề thủ công kết hợp linh hoạt với hoạt động du lịch thủ đô Hà Nội ngàn năm tuổi.

DI SẢN VĂN HÓA VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THÁI BÌNH

Là một tỉnh ven biển vùng châu thổ đồng bằng sông Hồng, không chỉ đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, Thái Bình còn có một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ và phong phú. Tiềm năng, lợi thế từ kho tàng di sản văn hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Thái Bình phát triển ngành du lịch. Trong đó, các di tích lịch sử văn hóa là mũi nhọn cần được ưu tiên. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa khai thác giá trị của di tích lịch sử văn hóa đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, lại vừa không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của di sản.

KHÔNG GIAN DU LỊCH HÀM RỒNG - ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH THANH HÓA

Không gian du lịch Hàm Rồng, với những giá trị văn hóa, thắng cảnh điển hình, đang nhận được sự quan tâm đặc biệt trong chiến lược phát triển du lịch xứ Thanh. Ở vào vị thế nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ, Hàm Rồng, cùng với Lam Kinh, Thành nhà Hồ, Bến En, Pù Luông, Xuân Liên, suối Cá Thần, Cẩm Lương... đang nổi lên như một không gian du lịch quan trọng, nếu được khai thác xứng tầm, sẽ trở thành động lực trong liên kết phát triển du lịch địa phương, quốc gia, quốc tế.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ

Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang kinh tế Đông, Tây nối Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam qua đường 9, Thừa Thiên Huế là một trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước. Năm 1993, quần thể di tích Cố đô Huế được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Năm 2003, nhã nhạc cung đình Việt Nam được công nhận là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu đại diện của nhân loại. Điều đó đã giúp Thừa Thiên Huế có thêm một lợi thế đáng kể trên bản đồ du lịch thế giới. Để phát huy nguồn tài nguyên di sản văn hóa quý giá, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, ngành du lịch Thừa Thiên Huế cần quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu cho điểm đến, nhằm tác động vào tâm lý du khách trong quá trình cạnh tranh toàn cầu.

DI SẢN VĂN HÓA TÂY YÊN TỬ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

Tây Yên Tử là một dải núi tương đối cao ở tỉnh Bắc Giang, kéo dài qua 4 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Dũng. Sự hình thành và phát triển của trường phái Trúc Lâm đã tạo nên hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú với hệ thống các di tích thời Lý, Trần... cùng hệ thống di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, phong phú. Bên cạnh những giá trị văn hóa, lịch sử tiêu biểu, Tây Yên Tử còn là khu vực có nhiều giá trị về sinh thái tự nhiên với hệ thống những khu rừng nguyên sinh đa dạng. Tây Yên Tử là một bộ phận không thể tách rời với Đông Yên Tử, tạo thành quần thể di tích lịch sử văn hóa tâm linh, gắn liền với sự giác ngộ đạo hạnh của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN THIÊN NHIÊN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Di sản thiên nhiên luôn được coi là tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc khai thác các di sản thiên nhiên trong hoạt động du lịch phải đảm bảo tăng trưởng du lịch mà không để lại những hậu quả tiêu cực cho văn hóa, thiên nhiên và môi trường bản địa. Bên cạnh đó, phát triển du lịch cũng là một biện pháp hiệu quả để bảo tồn, phát huy giá trị di sản thiên nhiên. Bởi vậy, cần cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn, phát huy giá trị di sản thiên nhiên.