• Văn hóa > Di sản

Lan tỏa các giá trị di sản văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ

Với chủ đề: “Bảo tồn, phát huy bản sắc bản sắc văn hóa đồng bào Khmer Nam Bộ: bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển”, Ngày hội VHTTDL đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Óoc Om Bóc - đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ V năm 2022 (diễn ra từ ngày 2 đến 8-11) đã thành công tốt đẹp.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của di tích Văn Miếu Mao Điền

Văn Miếu Mao Điền thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, là 1 trong 6 văn miếu lớn nước ta. Xét về kiến trúc và giá trị lịch sử, Văn miếu Mao Điền chỉ đứng sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Năm 2007, di tích được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt và trở thành thiết chế văn hóa, giáo dục, địa điểm du lịch văn hóa, tâm linh hấp dẫn của Hải Dương cũng như các tỉnh lân cận.

Thế hệ Gen Z với lễ hội truyền thống tại địa phương

Lễ hội truyền thống (LHTT) là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân Việt Nam, nó phản ánh lịch sử, phong tục tập quán, tinh thần đoàn kết của người dân trong cùng một địa phương. Thế hệ Gen Z (năm sinh từ 1995-2010) là một thế hệ năng động, nhiệt huyết, được tiếp cận sớm với công nghệ và toàn cầu hóa. Đây là thế hệ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa cũng như trách nhiệm của mình đối với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nghiên cứu này tìm hiểu hứng thú của thế hệ Gen Z với LHTT địa phương ở cả phần lễ và phần hội.

Kiến tạo truyền thống - lựa chọn trong bảo tồn và phát huy Văn Miếu hàng tỉnh ở đồng bằng sông Hồng

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cùng với những thăng trầm của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như những tác động khách quan và chủ quan từ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhiều Văn Miếu hàng tỉnh ở Việt Nam đã bị hư hại, xuống cấp và thậm chí biến mất. Từ sau Đổi mới, cùng với nhiều loại hình di sản khác, các Văn Miếu hàng tỉnh ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) từng bước được phục hồi. Trong quá trình bảo tồn, phục hồi và khai thác giá trị di sản, có thể nhận thấy có nhiều sự thay đổi trong các hoạt động thờ tự, tổ chức tế lễ cũng như phục hồi các công trình, hiện vật cũ của các Văn Miếu hàng tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của chính đời sống văn hóa đương đại. Bài viết sử dụng lý thuyết Sáng tạo truyền thống để xem xét nguyên nhân và cách thức mà những truyền thống cũ đã được kiến tạo như thế nào ở các Văn Miếu hàng tỉnh thuộc ĐBSH. Đồng thời đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản Văn Miếu hàng tỉnh ở miền Bắc trong thời đại xã hội số ở Việt Nam hiện nay.

Quá trình hình thành, giá trị và những vấn đề đặt ra đối với nghệ thuật hát xẩm ở Ninh Bình

Hát xẩm là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian có nội dung ca từ độc đáo, tiêu biểu của Việt Nam. Trong các loại hình âm nhạc truyền thống của dân tộc, có lẽ chỉ duy nhất hát xẩm được gọi với tư cách là một nghề để kiếm sống. Nghệ thuật hát xẩm ở Ninh Bình gắn liền với cố NSƯT Hà Thị Cầu - nghệ nhân cuối cùng còn hành nghề hát xẩm. Từ khi bà qua đời, Ninh Bình tưởng như đã thất truyền loại hình nghệ thuật âm nhạc dân gian này, nhưng với sự nỗ lực của những người được cụ Hà Thị Cầu truyền dạy, của chính quyền địa phương và nhất là tình yêu nghệ thuật của chính người dân, mảnh đất này đã bước đầu khơi dậy và bảo vệ được giá trị cốt lõi của nghệ thuật hát xẩm.

Di tích quốc gia đặc biệt ở Bắc Giang - vấn đề đặt ra từ góc độ quản lý

Tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh Bắc Giang có 743/2.237 di tích được xếp hạng, trong đó có 5 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt. Bên cạnh những giá trị về lịch sử văn hóa, đây là những di tích có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh. Từ góc độ quản lý, việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt (DTQGĐB) ở Bắc Giang cần được phát huy hơn nữa, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng, lòng tự hào dân tộc đối với mọi tầng lớp nhân dân nhất là thế hệ trẻ trong bối cảnh hiện nay.

Một số tác động đến bảo tồn di sản văn hóa dân ca quan họ trong quá trình hội nhập và phát triển

Thời gian qua, di sản văn hóa (DSVH) dân ca quan họ Bắc Ninh đã được quan tâm, đầu tư để bảo tồn, phát huy giá trị trong cộng đồng. Tuy nhiên, công tác này gặp nhiều tác động, ảnh hưởng từ sự phát triển kinh tế, xã hội, cũng như xu hướng hội nhập. Nhận diện những tác động, ảnh hưởng đó để bước đầu giúp cho việc bảo tồn di sản được hợp lý, đồng thời qua đó điều chỉnh mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phù hợp với sự phát triển chung của cộng đồng.

Tìm hiểu một số ngôi chùa được xếp hạng di tích cấp quốc gia ở Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ nước ta, trải qua các thời kỳ dựng nước, giữ nước, người Hà Tĩnh đã xây dựng nên một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, gồm các di tích lịch sử - văn hóa có giá trị. Hiện nay, Hà Tĩnh có 623 di tích được xếp hạng, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 86 di tích cấp quốc gia và 535 di tích cấp tỉnh (1). Bài viết nêu hiện trạng cũng như công tác quản lý 7 ngôi chùa được xếp hạng di tích cấp quốc gia, nhằm mục đích mô tả toàn diện về hiện trạng các di tích và công tác quản lý di tích ở Hà Tĩnh.

Quá trình phát triển quan điểm của UNESCO về di sản văn hóa và ý nghĩa tham chiếu đối với Việt Nam

Từ khi thành lập đến nay, UNESCO đã có nhiều văn kiện quy chuẩn và các dự án nghiên cứu lớn về di sản văn hóa (DSVH) với mục đích xây dựng những chuẩn mực quốc tế, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách văn hóa của quốc gia thành viên và tăng cường sự hợp tác quốc tế về văn hóa. Các văn kiện này không chỉ thể hiện nỗ lực không ngừng của UNESCO nhằm giải quyết và tư vấn chính sách văn hóa cho các quốc gia thành viên mà còn thể hiện quá trình phát triển quan điểm của UNESCO về DSVH và bảo vệ DSVH.

Nghiên cứu giá trị văn hóa phi vật thể tranh Tết dân gian Đông Hồ

Tranh Tết dân gian Đông Hồ được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhưng cũng là một trong những loại hình nghệ thuật đang được bảo vệ khẩn cấp trước nguy cơ bị mai một. Việc khai thác và nghiên cứu đa giá trị của di sản văn hóa phi vật thể dòng tranh Tết dân gian Đông Hồ là rất cần thiết, nhằm bảo tồn và trao truyền di sản văn hóa phi vật thể quý giá, đồng thời thúc đẩy sự phát triển và bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống Việt.