• Văn hóa > Di sản

Ứng xử hài hòa giữa văn hóa truyền thống và các yếu tố văn hóa mới trong lễ hội Đền 9 gian của người Thái ở Quế Phong (Nghệ An)

Đền mường được coi là biểu tượng tín ngưỡng cao nhất của người Thái Nghệ An. Trước đây, Đền 9 gian (Tên càu hoòng) ở xã Châu Kim, huyện Quế Phong là ngôi đền nổi tiếng nhất, bởi mỗi khi tổ chức lễ cúng mường (xên mường) thường thu hút và quy tụ được dân của 9 mường Thái trong vùng tham gia. Vì những lý do nhất định, trong một thời gian, việc cúng mường không được duy trì. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, cùng với việc phục dựng lại các ngôi đền mường xưa ở vùng người Thái miền Tây Nghệ An, thì việc cúng Đền 9 gian thường được tổ chức theo định kỳ. Bên cạnh ý nghĩa tạ ơn Trời Đất, ghi nhớ công lao của những bậc tiền bối, điều quan trọng nhất của lễ hội Đền 9 gian chính là sự thể hiện của việc bảo lưu khá nguyên vẹn các yếu tố của phong tục, tập quán truyền thống của người Thái; kết hợp ứng xử hài hòa với các yếu tố văn hóa mới.

Nghệ thuật xòe Thái cần được bảo vệ và phát huy theo công ước quốc tế

Xét đến mối tương quan chặt chẽ giữa di sản văn hóa phi vật thể với di sản văn hóa vật thể, có thể hiểu nghệ thuật xòe Thái là một hình thức nghệ thuật trình diễn thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Nghệ thuật xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc của Việt Nam trong các lễ hội cộng đồng, tang ma hay trong sinh hoạt hàng ngày… Đến nay, xòe Thái đã thực sự trở thành tài sản văn hóa, là sợi dây gắn kết cộng đồng không chỉ bởi những đặc điểm độc đáo mà còn được các thế hệ người Thái tiếp tục gìn giữ.

Sưu tầm cổ vật tư nhân ở Việt Nam - Hai thập niên nhìn lại

Sự ra đời của Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã đem đến một hơi thở, sức sống mới, làm đổi thay nhiều khía cạnh trong lĩnh vực di sản văn hóa nước ta. Trong đó phải nói tới đội ngũ những người yêu thích cổ ngoạn, họ được công nhận quyền sở hữu tư nhân, điều vốn chưa bao giờ được thừa nhận trong các văn bản pháp quy của Nhà nước, kể từ thời phong kiến cho đến năm 2001. Điều luật ấy được giới sưu tầm đón nhận hồ hởi, phấn khích, sau một thời gian dài ngột ngạt bởi định kiến xã hội: tàng trữ cổ vật là phi pháp. Sau 20 năm Luật Di sản văn hóa đi vào đời sống cộng đồng, tư duy, nhận thức của xã hội đã có những thay đổi, tuy nhiên cần nhìn nhận thực tế một số vấn đề, để sự sửa đổi, bổ sung một lần nữa đối với bộ luật này được hoàn thiện hơn

Một số giải pháp phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là mảnh đất lưu lại nhiều dấu ấn văn hóa đậm nét trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam. Vùng đất xứ Thanh có một hệ thống di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh vô cùng phong phú. Hệ thống di sản văn hóa vật thể bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; di vật; cổ vật; bảo vật quốc gia; là tài sản quý của địa phương và quốc gia trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Để bảo tồn và phát huy những giá trị các di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay cần có những chính sách và giải pháp phù hợp.

Ba cơ hội của gốm sứ Việt

Trên thênh thang đại lộ 2.000 năm của gốm sứ Việt vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mã, có ba cơ hội, được ghi dấu như ba cột mốc, có ý nghĩa đột phá, đến từ những hoàn cảnh khác nhau của lịch sử. Với bản lĩnh dạn dày của một cộng đồng cư dân sớm được thừa hưởng những giá trị văn hóa và văn minh của hai dòng sông lớn ấy, người Việt đủ sức tạo dựng được một tượng đài gốm sứ nguy nga ở vùng đất này trong suốt dặm dài lịch sử.

Góc nhìn mới về giá trị khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội

Bài viết tiếp cận giá trị di sản từ góc nhìn Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO năm 1972 và Luật Di sản văn hóa của Việt Nam năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Đồng thời, đánh giá lại việc UBND thành phố Hà Nội đã thay mặt cả nước thực hiện cam kết của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam trước cộng đồng quốc tế sau 10 năm, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (HTTL) được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Tày trong bối cảnh hiện nay

Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ thông tin và môi trường giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền ngày càng được mở rộng, mang lại cho văn hóa truyền thống của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên nhiều mặt tích cực, đồng thời cũng tạo ra những hệ lụy, biểu hiện tiêu cực. Nền văn hóa truyền thống của người Tày nơi đây đang phải đối mặt với nhiều thách thức và có nguy cơ bị mai một rất lớn.