• Văn hóa > Di sản

Quản lý lễ hội truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa hiện nay

Lễ hội là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể gắn với cộng đồng, sự biến đổi của lễ hội qua thời gian là một quy luật tất yếu. Trong bối cảnh ở Bắc Ninh hiện nay, sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, sự chuyển giao lễ hội từ thế hệ này sang thế hệ khác, nối tiếp từ thế hệ tạo dựng văn hóa sang thế hệ duy trì và bảo tồn văn hóa cần có phương thức quản lý phù hợp, hiệu quả hơn.

Diễn giải lịch sử, văn hóa địa phương tại các bảo tàng tỉnh, thành phố ở Việt Nam

Bảo tàng tỉnh, thành phố (bảo tàng tổng hợp cấp tỉnh) là thiết chế văn hóa được xác định có nhiệm vụ giáo dục tại địa phương. Thời gian gần đây, diễn giải lịch sử, văn hóa trên cơ sở các hiện vật - di sản văn hóa tiêu biểu, được bảo tàng tỉnh, thành phố chú ý nhiều hơn để có thể phản ánh, giới thiệu một cách dễ hiểu, hấp dẫn những thông điệp, tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho quá trình nhận thức, tìm hiểu về địa phương của các đối tượng khách tham quan mỗi khi đến với thiết chế văn hóa này. Bài viết tập trung phân tích sự cần thiết, các hình thức chủ yếu và tác dụng của diễn giải như một hướng tiếp cận lịch sử, văn hóa địa phương thiết thực của các bảo tàng tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư ở Việt Nam (từ đây gọi tắt là bảo tàng tỉnh, thành phố).

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số - Bài 1: Những nguy cơ phôi phai bản sắc

Trong nền văn hóa đa dạng của Việt Nam, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số (DTTS) trở thành một trách nhiệm quan trọng, đòi hỏi sự đồng lòng và nỗ lực từ cộng đồng, những người thực hành văn hóa và cơ quan quản lý. Trong thời gian qua, dưới sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống chính trị, nhiều giá trị văn hóa DTTS được phục hồi, phát huy; đóng góp quan trọng vào công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Tuy nhiên, nhìn vào thực tiễn, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, cần có những giải pháp hữu hiệu và đồng bộ.

Bảo tồn và phát triển bền vững nghề gốm truyền thống của người Chăm

Làng nghề truyền thống là nơi sản xuất ra các sản phẩm thủ công độc đáo, tinh xảo mang đậm bản sắc văn hóa của từng dân tộc, từng vùng miền. Làng nghề gốm truyền thống của người Chăm duy nhất ở Việt Nam cho ra đời những sản phẩm đất nung bằng các công cụ sản xuất thô sơ từ bàn tay tài hoa của những người phụ nữ dân tộc Chăm với những nét văn hóa dân gian độc đáo và đã được Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Bài viết phân tích sâu sát những đặc trưng của sản phẩm gốm để thấy thực trạng làng nghề hiện nay trước nguy cơ bị mai một, đồng thời đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật gốm truyền thống Chăm này.

Vận dụng quy luật “rập khuôn biến dị” để giải thích nguồn gốc và sự phát triển ngôi đình làng Việt Nam

Quy luật “rập khuôn biến dị” là một quy luật phổ biến trong quá trình hình thành và phát triển các tác phẩm văn hóa dân gian. Theo quy luật này, khi có nhu cầu hình thành một tác phẩm mới, các tác giả dân gian thường mượn nguyên mẫu sẵn có (rập khuôn) để tạo thành hình thức của tác phẩm, sau đó lồng nội dung mới vào (biến dị) để tạo ra tác phẩm mới. Trong bài viết này, chúng tôi vận dụng quy luật này để giải thích nguồn gốc ra đời và phát triển của các ngôi đình làng Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Thiên Hậu tại Hội quán Phúc Kiến, Phố cổ Hội An - Việt Nam

Phố cổ Hội An - di sản văn hóa thế giới, điểm giao thoa giữa văn hóa truyền thống và hiện đại. Trong diễn trình lịch sử, Hội An đã được kế thừa và phát triển sâu rộng trên nhiều phương diện văn hóa, nghệ thuật cũng như phát triển du lịch tại Việt Nam, trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu Thiên Hậu được coi là một phần quan trọng của văn hóa Hội An.

Giá trị văn hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua lễ hội Kỳ yên ở Đồng Tháp và An Giang

Với người dân Việt Nam, cầu an đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần, tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp, tích cực và ý nghĩa trong cộng đồng xã hội, giúp con người có thêm niềm tin, sức mạnh trước khó khăn của cuộc sống. Trong những năm gần đây, thực hành cầu an thông qua lễ hội tín ngưỡng dân gian ở đồng bằng sông Cửu Long được diễn ra sôi nổi và thu hút rất nhiều du khách trong nước. Lễ hội Kỳ yên ở Đồng Tháp và An Giang mang đậm nét văn hóa bản địa và có truyền thống văn hóa lâu đời cần gìn giữ, phát huy trong xã hội đương đại Việt Nam.

Lễ hội đền Trần Thương

Lễ hội phát lương đền Trần Thương là một trong những lễ hội lớn đầu năm của tỉnh Hà Nam để tưởng nhớ công lao to lớn của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đồng thời tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của ông cha, động viên nhân dân hăng say lao động, học tập, công tác. Lễ hội này có ý nghĩa là một cuộc hành hương về cội nguồn không chỉ đối với người dân địa phương mà đối với người dân cả nước. Đây là một trong những lễ hội lớn, độc đáo, có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học gắn với triều đại nhà Trần và lịch sử hào hùng của dân tộc

Phát huy giá trị căn cứ kháng chiến chống Mỹ khu Sài Gòn - Gia Định trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên hiện nay

Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, mỗi vùng đất, mỗi miền quê Việt Nam đều gắn liền với những chiến công đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, căn cứ kháng chiến khu Sài Gòn - Gia Định là địa bàn trọng điểm chỉ đạo chiến lược của Đảng về chiến tranh cách mạng. Nơi đây đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh, ý chí chiến đấu vì khát vọng độc lập, tự do, thống nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam. Việc chăm lo, bồi dưỡng thanh niên luôn có vai trò quan trọng của sự nghiệp cách mạng. Trong đó phát huy giá trị căn cứ kháng chiến khu Sài Gòn - Gia Định có ý nghĩa to lớn với việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước của thanh niên hiện nay

Từ lễ hội Bà Chúa xứ núi Sam Châu Đốc, An Giang bàn về tính cách của người dân vùng Tây Nam Bộ

Cuộc sống của người dân Nam Bộ nói chung, Tây Nam Bộ nói riêng luôn hòa hợp và gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Họ sở hữu tính tình linh hoạt, phóng khoáng, mở thoáng, hào hiệp, thiết thực và bao dung... (1). Điều đó bắt nguồn từ tính cách truyền thống của người Việt, biến đổi dưới sự chi phối của bối cảnh tự nhiên - xã hội Tây Nam Bộ và chịu sự tác động của quá trình giao lưu tiếp biến với các nền văn hóa bên ngoài, nhất là những đặc trưng tính cách văn hóa phương Tây (2). Tại Châu Đốc, An Giang, lễ hội Bà Chúa xứ núi Sam như bức tranh sống động về quan niệm nhân sinh sâu sắc của cư dân Tây Nam Bộ. Nghiên cứu sâu về lễ hội này, đặc biệt thông qua việc xem xét các lễ vật được dâng lên trong các nghi thức cúng tế, sẽ là phương tiện quan trọng để tiếp cận và hiểu rõ hơn về các đặc trưng nổi bật trong tính cách của dân cư nơi đây.