• Văn hóa > Di sản

Kiến tạo truyền thống - lựa chọn trong bảo tồn và phát huy Văn Miếu hàng tỉnh ở đồng bằng sông Hồng

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cùng với những thăng trầm của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như những tác động khách quan và chủ quan từ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhiều Văn Miếu hàng tỉnh ở Việt Nam đã bị hư hại, xuống cấp và thậm chí biến mất. Từ sau Đổi mới, cùng với nhiều loại hình di sản khác, các Văn Miếu hàng tỉnh ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) từng bước được phục hồi. Trong quá trình bảo tồn, phục hồi và khai thác giá trị di sản, có thể nhận thấy có nhiều sự thay đổi trong các hoạt động thờ tự, tổ chức tế lễ cũng như phục hồi các công trình, hiện vật cũ của các Văn Miếu hàng tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của chính đời sống văn hóa đương đại. Bài viết sử dụng lý thuyết Sáng tạo truyền thống để xem xét nguyên nhân và cách thức mà những truyền thống cũ đã được kiến tạo như thế nào ở các Văn Miếu hàng tỉnh thuộc ĐBSH. Đồng thời đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản Văn Miếu hàng tỉnh ở miền Bắc trong thời đại xã hội số ở Việt Nam hiện nay.

Quá trình hình thành, giá trị và những vấn đề đặt ra đối với nghệ thuật hát xẩm ở Ninh Bình

Hát xẩm là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian có nội dung ca từ độc đáo, tiêu biểu của Việt Nam. Trong các loại hình âm nhạc truyền thống của dân tộc, có lẽ chỉ duy nhất hát xẩm được gọi với tư cách là một nghề để kiếm sống. Nghệ thuật hát xẩm ở Ninh Bình gắn liền với cố NSƯT Hà Thị Cầu - nghệ nhân cuối cùng còn hành nghề hát xẩm. Từ khi bà qua đời, Ninh Bình tưởng như đã thất truyền loại hình nghệ thuật âm nhạc dân gian này, nhưng với sự nỗ lực của những người được cụ Hà Thị Cầu truyền dạy, của chính quyền địa phương và nhất là tình yêu nghệ thuật của chính người dân, mảnh đất này đã bước đầu khơi dậy và bảo vệ được giá trị cốt lõi của nghệ thuật hát xẩm.

Di tích quốc gia đặc biệt ở Bắc Giang - vấn đề đặt ra từ góc độ quản lý

Tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh Bắc Giang có 743/2.237 di tích được xếp hạng, trong đó có 5 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt. Bên cạnh những giá trị về lịch sử văn hóa, đây là những di tích có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh. Từ góc độ quản lý, việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt (DTQGĐB) ở Bắc Giang cần được phát huy hơn nữa, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng, lòng tự hào dân tộc đối với mọi tầng lớp nhân dân nhất là thế hệ trẻ trong bối cảnh hiện nay.

Một số tác động đến bảo tồn di sản văn hóa dân ca quan họ trong quá trình hội nhập và phát triển

Thời gian qua, di sản văn hóa (DSVH) dân ca quan họ Bắc Ninh đã được quan tâm, đầu tư để bảo tồn, phát huy giá trị trong cộng đồng. Tuy nhiên, công tác này gặp nhiều tác động, ảnh hưởng từ sự phát triển kinh tế, xã hội, cũng như xu hướng hội nhập. Nhận diện những tác động, ảnh hưởng đó để bước đầu giúp cho việc bảo tồn di sản được hợp lý, đồng thời qua đó điều chỉnh mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phù hợp với sự phát triển chung của cộng đồng.

Tìm hiểu một số ngôi chùa được xếp hạng di tích cấp quốc gia ở Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ nước ta, trải qua các thời kỳ dựng nước, giữ nước, người Hà Tĩnh đã xây dựng nên một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, gồm các di tích lịch sử - văn hóa có giá trị. Hiện nay, Hà Tĩnh có 623 di tích được xếp hạng, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 86 di tích cấp quốc gia và 535 di tích cấp tỉnh (1). Bài viết nêu hiện trạng cũng như công tác quản lý 7 ngôi chùa được xếp hạng di tích cấp quốc gia, nhằm mục đích mô tả toàn diện về hiện trạng các di tích và công tác quản lý di tích ở Hà Tĩnh.

Quá trình phát triển quan điểm của UNESCO về di sản văn hóa và ý nghĩa tham chiếu đối với Việt Nam

Từ khi thành lập đến nay, UNESCO đã có nhiều văn kiện quy chuẩn và các dự án nghiên cứu lớn về di sản văn hóa (DSVH) với mục đích xây dựng những chuẩn mực quốc tế, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách văn hóa của quốc gia thành viên và tăng cường sự hợp tác quốc tế về văn hóa. Các văn kiện này không chỉ thể hiện nỗ lực không ngừng của UNESCO nhằm giải quyết và tư vấn chính sách văn hóa cho các quốc gia thành viên mà còn thể hiện quá trình phát triển quan điểm của UNESCO về DSVH và bảo vệ DSVH.

Nghiên cứu giá trị văn hóa phi vật thể tranh Tết dân gian Đông Hồ

Tranh Tết dân gian Đông Hồ được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhưng cũng là một trong những loại hình nghệ thuật đang được bảo vệ khẩn cấp trước nguy cơ bị mai một. Việc khai thác và nghiên cứu đa giá trị của di sản văn hóa phi vật thể dòng tranh Tết dân gian Đông Hồ là rất cần thiết, nhằm bảo tồn và trao truyền di sản văn hóa phi vật thể quý giá, đồng thời thúc đẩy sự phát triển và bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống Việt.

Biến đổi không gian diễn xướng tại làng xoan An Thái

An Thái là một làng xoan cổ thuộc xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Hát xoan nơi đây được diễn xướng vào mùa xuân, với mong muốn có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân làng khi bước vào năm mới. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, UBND tỉnh Phú Thọ, Viện âm nhạc…, hát xoan làng An Thái ngày càng phát triển về số lượng hội viên và chất lượng nghệ thuật. Tuy nhiên, trong đời sống hiện nay, không gian trình diễn của loại hình diễn xướng dân gian độc đáo này đã ít nhiều có sự thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di sản.

Tranh dân gian Đông Hồ tiếp cận từ góc độ vùng văn hóa

Tranh dân gian Đông Hồ được coi là một trong những sản phẩm văn hóa tiêu biểu đại diện cho nền văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam, không chỉ có vai trò là vật phẩm trang trí ngôi nhà vào dịp Tết cổ truyền, mà còn thể hiện tín ngưỡng, phong tục, tính cách và khí chất, cùng những ước vọng của con người Việt Nam. Trong suốt một thời gian dài, tranh Tết dân gian Đông Hồ dường như bị rơi vào quên lãng, nhưng bằng nỗ lực của Chính phủ, các nghệ nhân, nhà nghiên cứu và học giả, đến năm 2013, tranh dân gian Đông Hồ được đưa vào Danh mục Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Từ đó đến nay, tranh Đông Hồ lại được thổi một luồng gió mới, làm sống dậy những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Với sự quan tâm đặc biệt của các học giả, tranh Đông Hồ được nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau như: lịch sử hình thành, tính mỹ thuật, phong tục, nội hàm văn hóa và các giá trị văn hóa, thực trạng và giải pháp để tranh Đông Hồ được hồi sinh.

Lễ hội đền Vua Mai

Lễ hội đền Vua Mai (Mai Thúc Loan) tại Khu di tích lịch sử quốc gia Vua Mai Hắc Đế tại thị trấn Nam Đàn, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là lễ hội mang dấu ấn văn hóa xứ Nghệ, thể hiện lòng tự tôn dân tộc hàng trăm năm sau trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa. Lễ hội đền Vua Mai góp phần gắn kết các thành viên cộng đồng, là môi trường cộng cảm sâu sắc có tác động đến đời sống tình cảm, góp phần xây dựng tính cách và tâm hồn người dân xứ Nghệ, tâm hồn người Việt Nam “trọng nghĩa trọng tình” và giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Một số đặc điểm của lễ hội truyền thống ở Bắc Ninh hiện nay

Bắc Ninh là một trong những tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất cả nước, nhưng hiện có tới 547 lễ hội. Số lượng lễ hội trên phân bố dày đặc và đều khắp ở các huyện và thành phố trong tỉnh. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, lễ hội ở Bắc Ninh có những giá trị độc đáo, gắn với lịch sử, vị trí, đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo của vùng đất.

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa rối cạn của người Tày ở Thái Nguyên

Múa rối là loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian hết sức độc đáo của các dân tộc Việt Nam, trong đó, người Việt biểu diễn với hai hình thức là rối nước và rối cạn, còn các dân tộc thiểu số chỉ có múa rối cạn. Rối cạn của người Tày ở Thái Nguyên là rối que - một loại hình di sản văn hóa vừa có giá trị lịch sử tộc người, vừa mang giá trị tâm linh của dòng họ Ma Quang. Tuy cuộc sống của đồng bào Tày đã có nhiều thay đổi do quá trình cận cư với người Việt nhưng giá trị di sản văn hóa truyền thống múa rối cạn của họ vẫn được bảo lưu trong xã hội đương đại.