• Nghệ thuật > Văn học

Hình tượng thiên nhiên trong truyện ngắn cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1975

Trong thế giới hình tượng nghệ thuật của truyện ngắn cách mạng Việt Nam những năm chiến tranh, bên cạnh những con người anh dũng kiên cường trong lao động và chiến đấu, không thể không đề cập tới hình tượng thiên nhiên với tư cách là một trong những yếu tố cấu thành nên nét đặc biệt riêng của thể loại này ở giai đoạn 30 năm sau Cách mạng Tháng Tám. Bài viết phân tích, làm rõ những ý nghĩa của hình tượng thiên nhiên trong truyện ngắn cách mạng giai đoạn 30 năm chiến tranh, từ đó chỉ ra ý đồ của nhà văn khi xây dựng biểu tượng và cách xử lý chất liệu để xây dựng các biểu tượng đó.

Tìm hiểu đề tài thiên nhiên trong thơ nôm Bà Huyện Thanh Quan

Vốn là một trang nữ lưu tài sắc, Bà Huyện Thanh Quan xứng đáng là một trong những thi sĩ làm thơ Nôm Đường luật hay nhất trong lịch sử văn chương Việt Nam. Với vẻ đài các, trang nhã của thể Đường luật, kết hợp với cách diễn tả thâm trầm, điềm đạm, bà đã đưa được vào thơ cái hồn, cái chất riêng của mình. Thơ bà là những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nhưng lại mang một tâm trạng cô đơn, lẻ loi trước thời gian, cảnh vật. Bà mượn thơ để ký thác nỗi niềm tâm sự của mình. Ta tưởng chừng trong thơ bà như hiện lên một người đa cảm, đa sầu, tâm hồn dễ rung động trước ngoại cảnh, nhưng lại được thể hiện một cách rất nhẹ nhàng, kín đáo bởi lời thơ thanh thoát, lời văn khuê các, đoan trang.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương và giá trị trường tồn của một di sản

Cùng với lễ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương nhân kỷ niệm 250 năm năm sinh (1772-2022), 200 năm năm mất (1822-2022), Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản” vừa diễn ra tại TP Vinh ngày 3-12-2022, do UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ VHTTDL, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức. Hơn 100 tham luận, bài nghiên cứu được gửi về, tìm hiểu nhiều phương diện đặc sắc, độc đáo… cho thấy giá trị trường tồn của một di sản.

Sự vận động các quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Trần Nhuận Minh

Tính tới nay, quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung hay trong thơ Trần Nhuận Minh nói riêng đã có sự chuyển mình mạnh mẽ xuôi theo dòng chảy của thời gian. Từ con người sử thi, trọng tâm đã chuyển dần về con người đời thường của cuộc sống phức tạp. Đó là do sự thay đổi về nhận thức của nhà thơ. Từ con người sử thi, ông hướng tới những ngóc ngách đời thường, sử dụng ngòi bút để “áp tải sự thật”, dũng cảm vạch ra những mặt tối, khuất lấp đang tồn tại trong con người hiện nay. Việc nghiên cứu sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Trần Nhuận Minh qua hai giai đoạn sáng tác giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con người nhà thơ cũng như những điều mà ông muốn gửi gắm tới người đọc.

Nhân vật là một bản thể mâu thuẫn trong Truyện Kiều

Truyện Kiều là tập đại thành của văn học dân tộc, mặc dù ra đời đã gần 300 năm nhưng những giá trị của Truyện Kiều vẫn còn luôn để ngỏ với nhiều bí ẩn trong câu chữ, trong hình tượng dẫn đến ý nghĩa của tác phẩm luôn như một dòng chảy không bao giờ vơi cạn. Bài viết tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều, góp phần lý giải cơ sở tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.

Sơn Tùng định hình một phong cách viết về Bác Hồ

Nhà văn Sơn Tùng giã từ cuộc sống khi tuổi đã cao (1927-2021), song tôi cứ ngỡ ông vẫn đang ngồi suy ngẫm cách viết về sự nghiệp của Bác Hồ đối với non sông nước Việt, trước muôn triệu đồng bào yêu quý cùng nắm tay nhau xây dựng Tổ quốc ngày càng tươi đẹp theo con đường “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” mà Bác đã chọn. Sơn Tùng để lại hàng ngàn trang sách quý cho hậu thế. Gần như ông đã dành phần lớn khát vọng sáng tác để viết về Bác Hồ.

Ảnh hưởng của tinh thần Phật giáo đến một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Việt Nam, sau năm 1986, tôn giáo trở thành chất liệu mới, một trong những thành tố nghệ thuật quan trọng trong tư duy của nhà văn. Nó không chỉ phản ánh những vấn đề văn hóa, xã hội, khung tri thức, thẩm mỹ thời đại, mà còn là một trong những biểu hiện của sự thay đổi quan niệm thẩm mỹ về thế giới và con người, làm nên dấu ấn đặc biệt của tiểu thuyết đương đại. Trong đó, Phật giáo chi phối và ảnh hưởng đậm nét nhất. Từ đó, các tiểu thuyết gia đã mở rộng khả năng và phạm vi chiếm lĩnh hiện thực, đem đến cái nhìn nhiều chiều về con người trong xu hướng đối thoại với các giá trị cũ, mang lại tính dân chủ cho văn học.