• Nghệ thuật > Văn học

Sơn Tùng định hình một phong cách viết về Bác Hồ

Nhà văn Sơn Tùng giã từ cuộc sống khi tuổi đã cao (1927-2021), song tôi cứ ngỡ ông vẫn đang ngồi suy ngẫm cách viết về sự nghiệp của Bác Hồ đối với non sông nước Việt, trước muôn triệu đồng bào yêu quý cùng nắm tay nhau xây dựng Tổ quốc ngày càng tươi đẹp theo con đường “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” mà Bác đã chọn. Sơn Tùng để lại hàng ngàn trang sách quý cho hậu thế. Gần như ông đã dành phần lớn khát vọng sáng tác để viết về Bác Hồ.

Ảnh hưởng của tinh thần Phật giáo đến một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Việt Nam, sau năm 1986, tôn giáo trở thành chất liệu mới, một trong những thành tố nghệ thuật quan trọng trong tư duy của nhà văn. Nó không chỉ phản ánh những vấn đề văn hóa, xã hội, khung tri thức, thẩm mỹ thời đại, mà còn là một trong những biểu hiện của sự thay đổi quan niệm thẩm mỹ về thế giới và con người, làm nên dấu ấn đặc biệt của tiểu thuyết đương đại. Trong đó, Phật giáo chi phối và ảnh hưởng đậm nét nhất. Từ đó, các tiểu thuyết gia đã mở rộng khả năng và phạm vi chiếm lĩnh hiện thực, đem đến cái nhìn nhiều chiều về con người trong xu hướng đối thoại với các giá trị cũ, mang lại tính dân chủ cho văn học.

Những kiểu thời gian trong thơ tiếng Việt

Trong cuộc sống, mọi sự vật đều tồn tại trong thời gian và không gian. Nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc thù, nó cũng có thời gian, không gian riêng. Thơ là tác phẩm nghệ thuật, do nhà thơ sáng tạo. Thời gian nghệ thuật có gì khác so với thời gian vật lý? Thời gian nghệ thuật có vai trò gì đối với việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc, thái độ… của nhà thơ? Bài viết phân tích cách sử dụng những kiểu thời gian trong một số tư liệu thơ tiếng Việt bao gồm: bài Không ngủ được trong tập Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh; một số câu thơ của các tác giả trong tập Thơ tình người lính và trong tập Tuyển thơ Nhà thơ - Nhà giáo; hai câu thơ trong bài Nguyệt cầm của Xuân Diệu.

Mối quan hệ giữa đồng dao dân gian với thơ thiếu nhi hiện đại

Chưa đạt đến bề dày như văn học thiếu nhi nước ngoài, văn học thiếu nhi Việt Nam phải đến sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mới thực sự trở thành một bộ phận có tổ chức ở tầm vĩ mô và dần dần đạt được sự ổn định về định hướng, ngày càng phong phú về nội dung, trong đó thơ là mảng sáng tác quan trọng. Trải qua quá trình phát triển, đến nay, đội ngũ sáng tác thơ cho thiếu nhi ngày càng được bổ sung, số lượng tác phẩm dồi dào, có những tác phẩm đạt đến độ kết tinh nghệ thuật, chinh phục đông đảo bạn đọc.

Con người Nam Bộ qua tư liệu văn học

Thiên nhiên Nam Bộ với đặc trưng sông nước, miệt vườn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn phóng khoáng của con người Nam Bộ. Trong văn học, mối quan hệ hài hòa giữa con người với tự nhiên dù ở giai đoạn nào, bộ phận văn học nào cũng được quan tâm với những phát hiện độc đáo. Bài viết nhận diện con người Nam Bộ trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của vùng Nam Bộ qua tư liệu văn học, bao gồm cả văn học dân gian và văn học viết, đặc biệt là bộ phận văn học dân gian của người Khmer Nam Bộ.

Tiếp cận văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam - một số vấn đề thực tiễn

Văn học thiếu nhi (hay còn gọi là văn học trẻ em), được hiểu là những tác phẩm văn học phổ cập dành riêng cho thiếu nhi, cũng có khi được hiểu rộng hơn, đó là: “những tác phẩm văn học được mọi nhà văn sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi nhiều khi cũng là người lớn, hoặc một cơn gió, một loài vật, một cái cây… Tác giả không chỉ là chính các em, mà cũng là nhà văn thuộc mọi lứa tuổi” (1). Văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số (DTTS) là những sáng tác của các tác giả DTTS viết về trẻ em, dành cho trẻ em hoặc những sáng tác do thiếu nhi DTTS viết.

Văn học và thời cuộc

Nhìn lại văn học, trong một năm là chuyện không hề dễ dàng. Một người dù có chăm chỉ đọc đến đâu, cũng chỉ có thể nhìn được một góc, có thể sâu, nhưng cũng dễ dàng trở nên phiến diện. Trước đây, Phòng Văn học Việt Nam đương đại (thuộc Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), thường tổ chức biên soạn tài liệu “Báo cáo thường niên” đánh giá tổng quan tình hình văn học trong 365 ngày. Nay không còn vì thiếu nhân lực và vật lực. Trong bài viết này, chúng tôi cố gắng phác vẽ hiện trạng văn chương năm 2021 đầy biến động trong đại dịch COVID-19.

Con người hoài nghi về thực tại trong sáng tác của Haruki Murakami

Haruki Murakami là nhà văn tiêu biểu của văn học TK XXI. Các tác phẩm của ông luôn thể hiện bi kịch của con người hậu hiện đại với những biểu hiện như: sự khủng hoảng mất niềm tin, nỗi cô đơn cùng cực, những ẩn ức tinh thần không thể giải tỏa, đặc biệt là những hoài nghi tuyệt vọng về thực tại.