• Nghệ thuật > Văn học

Nhân vật lạc loài trong truyện cổ Andersen

Những câu chuyện cổ tích thầm thì của Andersen đã từ vương quốc Đan Mạch bước vào cuộc viễn du vĩnh hằng trong tâm hồn nhân loại. Những nhân vật của ông dẫn chúng ta lạc vào thế giới cổ tích, lay thức người đọc trở về khu vườn trần thế. Đó là sức hấp dẫn riêng biệt mà chỉ người kể chuyện cổ tích thiên tài Andersen mới làm nổi. Cuộc đời rộng lớn với biết bao gương mặt, bao thân phận người như được Andersen thu vào trong thế giới nghệ thuật của mình. Ông từng nói: “Tôi tựa hồ như nước, mọi điều chuyển động trong tôi, mọi điều phản chiếu trong tôi”. Trong đó, những thân phận lạc loài xuất hiện đầy ám ảnh, dường như là niềm đau nhân sinh sau bóng hình cổ tích, chưng cất từ nỗi cô đơn của chính ông và con người hiện tại.

Loại hình tác giả nhà nho tân học trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX

Văn học Việt Nam đầu TK XX có một vị trí rất đặc biệt trong tiến trình văn học lịch sử nước nhà. Đây là giai đoạn văn học đánh dấu bước ngoặt mới văn học chuyển tiếp từ văn học trung đại sang cận - hiện đại. Trong quá trình chuyển tiếp của lực lượng, quan niệm, phương pháp sáng tác và công chúng văn học, lực lượng sáng tác giữ vị trí đầu tiên và quyết định đánh dấu sự chuyển mình của văn học. Trong lực lượng sáng tác của bối cảnh ấy, nhà nho tân học nổi lên là một trong những nhân tố then chốt nhất. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày những nét khái quát về loại hình tác giả và một số tác giả tiêu biểu của loại hình nhà nho tân học trong văn học Việt Nam đầu TK XX như: Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh, Tản Đà.

Jataka trong đời sống văn hóa một số nước Đông Nam Á lục địa

Ở Ấn Độ, đạo Phật ra đời từ TK VI trước CN, người sáng lập là thái tử Siddharta Gautama (hiệu Tất Đạt Đa). Sau khi Đại hội Phật giáo diễn ra tại Pataliputra năm 241 trước CN, hoàng đế Asoka đã mở rộng và truyền bá đạo Phật sâu rộng ở châu Á. Sự phát triển của Phật giáo đã ảnh hưởng đến muôn mặt đời sống lúc đó. Một hệ quả tất yếu là nền văn học Phật giáo Ấn Độ cũng ra đời, bao gồm cả thơ ca và văn xuôi - nhằm xây dựng những huyền thoại về Đức Phật, ca ngợi ân đức lớn lao, kỳ vĩ của Người cũng như bao lời khuyên giải và thuyết pháp của Người đối với chúng sinh. Một trong những tác phẩm Phật giáo kinh điển thời kỳ này là Jataka (những câu chuyện về tiền kiếp của Đức Phật). Jataka sau đó đã lan tỏa đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước Đông Nam Á. Cùng với Phật giáo và theo con đường của Phật giáo, Jataka đã theo chân các nhà truyền giáo Ấn Độ đến Đông Nam Á và để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa các nước theo Phật giáo Tiểu thừa như Campuchia, Myanmar, Lào và Thái Lan.

Ngôn ngữ trong truyện ngắn Việt Nam đương đại viết về chiến

Ngôn ngữ là đơn vị cơ sở đầu tiên và cũng là đơn vị cuối cùng thể hiện những đặc sắc trong sáng tác của mỗi nhà văn. Với truyện ngắn, ngôn ngữ phải phát huy tối đa chức năng của mình do yêu cầu tính ngắn gọn của thể loại. Trong tiến trình vận động của văn xuôi Việt Nam đương đại, ngôn ngữ là thành tố thể hiện đậm nét sự cách tân mang hơi thở cuộc sống và tinh thần thời đại. Trong truyện ngắn sau 1975 về chiến tranh, ngôn ngữ mang màu sắc mới mẻ, toát lên xu hướng chung của truyện ngắn đương đại và những nét riêng đặc sắc khi nhìn về đề tài chiến tranh.