• Nghệ thuật > Văn học

Văn hóa dân tộc trong trích đoạn Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm có chỉnh thể của một kết cấu trữ tình trọn vẹn, sâu lắng, khai thác bề sâu của truyền thống văn hóa dân gian, đã khắc họa diện mạo văn hóa Việt Nam từ nguồn gốc đến cách thức tổ chức đời sống, xã hội, đặc biệt những đặc trưng về phong tục tập quán. Từ đó, tác phẩm làm nổi bật lên những giá trị, phẩm chất, cốt cách, tâm hồn con người Việt Nam.

Giá trị nghệ thuật của hệ thống hình tượng trong thơ Nguyễn Duy

Sử dụng hệ thống hình tượng là một trong những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của thơ Nguyễn Duy. Đọc thơ Nguyễn Duy, nhất là những bài thơ viết sau 1975, ta thấy hệ thống hình tượng xuất hiện với một tần số rất cao. Hình tượng tham gia vào nhiều yếu tố cấu trúc bài thơ, giúp thơ của ông được xây dựng bằng nhiều điểm sáng, có sức ám ảnh tâm trí người đọc. Đó cũng là cơ sở để tạo nên những điểm nhìn mới, giọng điệu mới cho tác phẩm và tạo nên nét độc đáo trong thơ Nguyễn Duy.

Văn học dấn thân của Jean Paul Sartre

Văn sử triết bất phân là một hiện tượng đặc thù trong tiến trình phát triển của xã hội, văn hóa và nghệ thuật không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới. Hiện tượng này bắt đầu từ thời trung đại, tuy nhiên, đến thời hiện đại thì sự gắn kết và ảnh hưởng lẫn nhau của từng yếu tố ấy cũng rất chặt chẽ. Ở miền Nam giai đoạn 1954-1975, sự du nhập của triết học hiện sinh đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của một bộ phận trí thức bấy giờ. Tác động đó còn in lại trong những tác phẩm của họ, đặc biệt là tinh thần dấn thân của J.P.Sartre.

Biểu tượng con ngài - diễn ngôn của miền sâu vô thức

Tiểu thuyết Chúa trời của những chuyện vụn vặt của nữ nhà văn gốc Ấn Arundhati Roy đã xuất sắc đạt được giải thưởng văn học danh giá Man Booker năm 1997. Sự thành công của tác phẩm không chỉ khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của dòng tiểu thuyết Ấn Độ viết bằng tiếng Anh mà còn nêu cao tiếng nói nữ quyền trong xã hội Ấn Độ hậu thuộc địa. Tiểu thuyết Chúa trời của những chuyện vụn vặt gửi đến người đọc thông điệp đậm chất nhân văn, tuy vụn vặt đời thường nhưng da diết, bi thương và đầy nước mắt. Chúng được chép lại trên đôi cánh bùng cháy của biểu tượng con ngài như một diễn ngôn kỳ dị từ miền sâu vô thức.

Không gian hồi ức trong tiểu thuyết Bộ tột cùng hạnh phúc của Arundhati Roy

Tiểu thuyết Bộ tột cùng hạnh phúc của Arundhati Roy là bức tranh về những cuộc gặp gỡ, suy tư, và trải nghiệm của người Ấn Độ trong một cuộc hành trình dài đầy ngẫu nhiên nhưng tất yếu, từ đó, họ có thể tìm ra ý nghĩa của cuộc đời và hoàn thành trách nhiệm đối với dân tộc. Bài viết tập trung mô tả biểu hiện và vai trò của không gian hồi ức trong tác phẩm, qua đó khám phá sự biến đổi trong cấu trúc tâm lý, ứng xử của các nhân vật cũng như nét đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật của tác giả.

Đi tìm ẩn ngữ tình yêu trong Lá diêu bông

Với những vẻ đẹp mang tầm triết mỹ, Lá diêu bông (1) đã trở thành một phần không thể thiếu mỗi khi chúng ta nhắc đến tên tuổi thi sĩ Hoàng Cầm. Mặc dù không được khơi nguồn từ chất liệu của hiện thực đời sống, Lá diêu bông đã thực hiện một hành trình ngược, hành trình đi từ thế giới nghệ thuật vào đời sống, bám rễ trong hiện thực với một sức sống mạnh mẽ. Nó tồn tại hiển nhiên trong trí nhớ của chúng ta, qua những lời thơ, điệu nhạc, trở thành biểu tượng chung cho những liên tưởng về sự kiếm tìm của một tình yêu đơn phương, đẹp nhưng tuyệt vọng.

Tính nữ trong sáng tác của Y.Kawabata - nghiên cứu trường hợp Xứ tuyết

Trong dòng chảy văn học Nhật Bản, cảm thức thẩm mỹ ảnh hưởng lớn đến phong cách sáng tác của nhà văn. Từ Murasaki Shikibu đến Kawabata Yasunari, mỹ cảm aware có sự chi phối đặc biệt thể hiện qua tính nữ. Bài viết tập trung vào phân tích nhân vật, hình ảnh và văn phong trong tác phẩm Xứ Tuyết của Kawabata Yasunari tác phẩm đoạt giải Nobel năm học 1968) để làm rõ yếu tố tính nữ trên cơ sở kết hợp với những đặc tính của mỹ cảm aware qua đó sáng tỏ hơn những hiệu ứng thẩm mỹ của tác phẩm, cũng như nghệ thuật viết văn tài tình của tác giả. Từ đó, có thể thấy được sự thành công của việc tiếp thu yếu tố truyền thống và hiện đại từ quan niệm nghệ thuật đến tác phẩm của nhà văn.

Thiên nhiên trong thơ dân tộc Dao từ góc nhìn phê bình sinh thái

Từ xa xưa, hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, hiền hòa luôn xuất hiện trong các lời ca, tiếng hát; cũng ngay từ khi đó, người Dao cũng đã ý thức được thiên nhiên ấy chỉ hòa hợp với cuộc sống khi họ biết lắng nghe, bảo vệ nó. Sau này nối tiếp ý thức đó, các nhà thơ dân tộc Dao cũng đã luôn chú ý tới mối quan hệ cộng sinh giữa con người với thiên nhiên, đồng thời chỉ ra mối nguy hại lớn khi thiên nhiên biến mất đi, để người Dao từ bỏ lối sống du canh du cư, bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp trước nguy cơ bị khai thác một cách tận diệt.

So sánh tu từ trong sáng tác của ba nhà thơ nữ Thái Nguyên

Biện pháp tu từ có vai trò quan trọng trong việc tạo nên hồn cốt của mỗi tác phẩm. Nó không chỉ đơn thuần là công cụ, là cơ sở tìm hiểu, khám phá thế giới hình tượng của một văn bản nghệ thuật mà còn là chiếc chìa khóa vàng để bạn đọc mở cánh cửa khám phá và bóc tách những tầng sâu ý nghĩa thể hiện trên văn bản. Việc sử dụng các biện pháp tu từ, trong đó có biện pháp so sánh tu từ, không chỉ mang lại giá trị cao cho tác phẩm mà còn thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ, tư duy liên tưởng tinh tế, vốn hiểu biết sâu sắc của tác giả trong quá trình sáng tác. Việc nghiên cứu biện pháp tu từ nói chung, so sánh tu từ nói riêng trong sáng tác của 3 nhà thơ nữ Thái Nguyên: Vân Trung, Thúy Quỳnh và Cao Hồng, sẽ góp phần khẳng định diện mạo văn học địa phương cũng như phong cách sáng tác của họ.

Thiên nhiên mang dấu ấn văn hóa trong văn xuôi Lưu Trọng Lư

Mỗi nhà văn thường có những vùng đất quen thuộc phù hợp với kinh nghiệm, vốn sống, hứng thú và cá tính sáng tạo. Lưu Trọng Lư cũng vậy, ông hướng đến những vấn đề gắn bó với sự trải nghiệm và khám phá của bản thân nhà văn. Dấu ấn văn hóa trong văn xuôi Lưu Trọng Lư đã tạo nên sự xuyên suốt, dưỡng nuôi và liên kết những bản sắc dân tộc có tính cội nguồn. Đặc trưng văn hóa trong văn xuôi Lưu Trọng Lư được thể hiện qua cảm quan về thiên nhiên, con người và gia đình. Đó là thiên nhiên mang giá trị truyền thống, thiên nhiên trong tâm thức con người trước cuộc sống hiện đại. Tâm hồn lãng mạn đã khiến ông tìm đến vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng, êm đềm và giàu xúc cảm. Sự sáng tạo nghệ thuật của ngòi bút Lưu Trọng Lư thể hiện rõ nét trong văn xuôi viết về thiên nhiên, một thiên nhiên mang đậm dấu ấn văn hóa.

Giá trị văn hóa trong sáng tác truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần

Khái niệm văn hóa đã trải qua một hành trình hình thành, phát triển lâu dài, được giới nghiên cứu tiếp nhận theo nhiều góc nhìn, cách hiểu khác nhau. Trong mỗi một thời điểm lịch sử, khái niệm văn hóa lại có những nét khác biệt, bản thân chúng không thể bao quát đầy đủ nội hàm rộng lớn của văn hóa mà chỉ có thể tóm lược khía cạnh nào đó của văn hóa. Nghiên cứu một tác phẩm văn học dưới hệ soi chiếu của văn hóa cũng vậy, mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một góc tiếp cận để tìm ra những giá trị văn hóa riêng biệt.

Sự hình thành chủ nghĩa hiện sinh trong văn học hiện đại Nhật Bản

Với tinh thần học hỏi phương Tây, từ cuộc cải cách Minh Trị năm 1868 đến những năm đầu TK XX, nhiều luồng văn hóa, tư tưởng phương Tây đã du nhập vào Nhật Bản, trong đó có triết học hiện sinh. Một số nhà văn Nhật Bản đã thấy trong học thuyết của chủ nghĩa hiện sinh có những điểm gần gũi với tư duy truyền thống và quan điểm mỹ học của người Nhật. Tinh thần huyền bí của Phật giáo bí truyền, vốn ăn sâu trong tâm trí của người Nhật có thể dễ dàng tiếp nhận quan điểm của chủ nghĩa hiện sinh về sự bất lực của lý trí, sự khước từ nhận thức khách quan và cải tạo hiện thực. Cuối TK XIX, cùng với sự ảnh hưởng của văn hóa, văn học phương Tây, các nhà văn Nhật Bản đã bước ra ngoài khuôn khổ của truyền thống văn học mang màu sắc Khổng giáo và Phật giáo để miêu tả thế giới nội tâm của con người cá nhân tự do; đồng thời đề cập đến vấn đề sự ghẻ lạnh của cá nhân trong hoàn cảnh thời đại tư bản chủ nghĩa.