• Nghệ thuật > Văn học

Các dạng tiểu thuyết liên văn hóa

Ra đời từ thập niên 70 của TK XX ở phương Tây, thuật ngữ liên văn hóa và danh từ đi kèm, tính liên văn hóa (1) ngày càng trở thành khái niệm và công cụ quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, bao gồm cả nghiên cứu văn chương. Đặc biệt, nó đáp ứng yêu cầu bức thiết của thời đại toàn cầu hóa với sự gia tăng các cuộc tiếp xúc, giao lưu liên quốc gia, liên châu lục ở mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Trong văn chương, tiểu thuyết, với chức năng phản ánh, nhận thức bén nhạy về thời đại, là thể loại thể hiện rất rõ xu hướng liên văn hóa này.

Lễ hội Phật giáo ở Đông Nam Á: nhìn từ nghi thức đọc, ngâm, kể Jataka

Đạo Phật là một trong những hệ tư tưởng cổ xưa nhất trên thế giới, nhưng triết lý vẫn tiếp tục phát triển trong thế giới hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà nhà vật lý học thiên tài Enstein từng khẳng định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học”. Bài viết này thông qua việc trình bày nghi lễ đọc, ngâm, kể Jataka tại một số nước Đông Nam Á, sẽ chứng minh sự trường tồn của Phật giáo trong đời sống đương đại.

Nguyễn Xuân Khánh - nghệ thuật vị văn hóa

Xuất hiện như một hiện tượng khác biệt của văn học Việt Nam đầu TK XXI, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh giống một thỏi nam châm hút thị trường văn học bằng lối viết, đề tài và sức hấp dẫn quen mà lạ... Đặc biệt, không lóe sáng rồi vụt tắt như những nỗ lực bứt phá khác của một vài hiện tượng văn học từ đầu TK XXI, đến nay, Nguyễn Xuân Khánh đã để lại nhiều dư vang bởi một tâm hồn, một nghiệp chữ đã đi qua những thử thách, đắng cay của cuộc đời. Vì thế, ấn tượng văn hóa gắn với tên tuổi Nguyễn Xuân Khánh không chỉ ở việc ông thường xuyên viết về văn hóa, bàn về văn hóa mà còn ghi đậm trong cuộc đời và bút nghiệp của nhà văn. Đây cũng là lý lẽ chính để chúng tôi gọi ông là mẫu hình tác giả văn hóa với hai cách hiểu: một là viết về văn hóa (có tư duy văn hóa), hai là cuộc đời có những biến động nhưng vẫn có ứng xử văn hóa, nhân cách văn hóa.

Nữ nhân vật chính trong truyện cổ tích Nàng Xuân Hương (Việt Nam) và Choon Hyang - Hương Mùa Xuân (Hàn Quốc).

Việt Nam và Hàn Quốc cùng nằm trong vùng văn hóa Đông Á, cùng ảnh hưởng từ nguồn văn hóa Trung Hoa (1). Truyện cổ tích người Việt và người Hàn cũng có những điểm tương đồng, khác biệt. Tác giả phân tích, so sánh hai nữ nhân vật chính trong truyện cổ tích Nàng Xuân Hương (2) của Việt Nam và Choon Hyang - Hương Mùa Xuân (3) của Hàn Quốc để hiểu hơn về văn hóa, con người, lý giải nguyên nhân, ý nghĩa của sự tương đồng và khác biệt đó.

Văn hóa của nhà văn với sự phát triển văn học.

Năm 2019, tròn 30 năm nhà văn tài năng Nguyễn Minh Châu, người mở đường tinh anh, đi vào cõi vĩnh hằng. Ông thuộc số ít nhà văn sống, sáng tác vào nửa cuối TK XX, tác phẩm có thể chuyển giao cho các thế hệ TK XXI đọc. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu có sức mạnh của cái đúng, cái đẹp, vốn là những phẩm chất văn hóa của văn chương muôn thuở dẫn dụ bạn đọc.

Một số mảnh ghép không gian Paris trong tiểu thuyết của Patrick Modiano

Không gian Paris bao quanh con người, trở thành đối tượng trung tâm của tiểu thuyết và dần trở thành không gian nghệ thuật, phản ánh một đời sống mới. Với các tác phẩm hậu hiện đại, không gian trở thành yếu tố phản ánh những trạng thái tinh thần của người nghệ sĩ tiếp cận với thế giới. Là một nhà văn của Paris, sự xuất hiện của Patrick Modiano vào cuối thập kỷ 60 được coi như một hiện tượng của văn học Pháp đương đại. Cách xây dựng không gian nghệ thuật trong tác phẩm của ông, chủ yếu là tập trung khai thác hành trình của nhân vật, một thế giới mới về không gian biểu tượng. Tiểu thuyết của Modiano được kiến tạo dựa trên giá trị nghệ thuật xây dựng không gian và các thành tố khác nhau.

Cách tân nghệ thuật tự sự trong văn xuôi dân tộc miền núi phía Bắc thời kỳ hiện đại

Trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, văn xuôi các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam đã có những bước tiến lớn về mọi mặt: sự gia tăng nhanh chóng về số lượng tác giả, tác phẩm; chủ đề, đề tài được mở rộng phong phú hơn; chất lượng nghệ thuật được nâng cao và tiến gần hơn với nghệ thuật của văn xuôi hiện đại cả nước. Đặc biệt, nghệ thuật tự sự của văn xuôi thời kỳ hiện đại còn được ghi dấu ở những cách tân mới mẻ trong hình thức biểu đạt mà vẫn giữ nguyên được hồn cốt dân tộc đậm đà, không thể trộn lẫn với bất kỳ nền văn học nào khác.

Dạng thức truyền thuyết gắn với anh hùng dân tộc Lê Lợi trên đất xứ Thanh

Trong lĩnh vực sáng tác văn học dân gian, hệ thống truyền thuyết, cổ tích, giai thoại gắn với chủ đề khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng dân tộc Lê Lợi luôn thu hút sự quan tâm của nhiều học giả. “Có thể khẳng định rằng, lịch sử văn học dân gian Việt Nam không một đề tài nào được trở nên phong phú như đề tài Lam Sơn trong kho tàng truyền thuyết. Và cũng không có một nhân vật lịch sử nào được đi vào dân gian như Lê Lợi: thấm sâu, bám rễ, chiếm lĩnh cả chiều ngang lẫn chiều dọc của thế giới truyền thuyết Lam Sơn” (1). Với nội dung kết cấu và ý nghĩa biểu tượng lôi cuốn, các sáng tác dân gian về Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn trên đất xứ Thanh gợi mở nhiều điều, giúp chúng ta nhìn nhận đầy đủ, toàn diện hơn về tư tưởng, tình cảm của quần chúng đối với khởi nghĩa Lam Sơn nói chung, anh hùng dân tộc Lê Lợi nói riêng.

Thực trạng quản lý văn học mạng và nghệ thuật trên mạng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, văn học mạng, nghệ thuật trên mạng mới phát triển mạnh mẽ được khoảng hơn chục năm. Trên không gian mạng, người dùng internet có thể dễ dàng tạo ra các file âm thanh, hình ảnh hay văn bản, đăng tải chúng lên không gian công cộng và chia sẻ với những người khác. Cùng lúc đó, họ cũng dễ dàng tiếp cận các dữ liệu hình ảnh, âm thanh và văn bản của người khác, tải chúng về các thiết bị điện tử của mình dù không có sự cho phép của người chủ sỡ hữu thực sự. Vì đặc tính này của không gian mạng, vấn đề vi phạm bản quyền đối với các sản phẩm nghệ thuật và sự bất cập trong hình thức, nội dung luôn là một vấn đề nan giải.