• Nghệ thuật > Văn học

CÁC VAI - CHỨC NĂNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Nhân vật văn học là hình tượng con người được miêu tả cụ thể trong tác phẩm. Đối với các tác phẩm tự sự, nhân vật có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Những đặc điểm, lựa chọn của nhân vật không những thể hiện khuynh hướng tư tưởng, đời sống nội tâm, cuộc đời, số phận của bản thân mà còn cho thấy cái nhìn, quan niệm, lập trường của tác giả, chủ thể. Mỗi nhân vật mang chức năng như một mã nghệ thuật, một mặt nạ ngôn ngữ, thể hiện chủ thể diễn ngôn văn học. Khảo sát bộ ba tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, có thể thấy hệ thống nhân vật trong tác phẩm thể hiện rất rõ các vai của một mã nghệ thuật.

NHÂN VẬT THA HƯƠNG TRONG SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ XA XỨ

I.D.Paxost đã từng nhận định: “Có thể bứt con người lìa khỏi quê hương nhưng không thể bứt quê hương ra khỏi con người”. Đó cũng là những cảm nhận từ trong máu thịt của những nhà văn xa xứ. Có lẽ vì thế mà nhân vật xa xứ với mặc cảm thiếu quê hương rất riêng biệt này đã trở thành đặc trưng, ưu thế và cũng là thành công nổi bật trong sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam xa xứ như Thuận (Chinatown, Paris 11 tháng 8, T mất tích, Vân Vy, Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư, Thang máy Sài Gòn), Lê Ngọc Mai (Tìm trong nỗi nhớ, Trên đỉnh dốc), Lê Minh Hà (Gió tự thời khuất mặt, Phố vẫn gió), Đoàn Minh Phượng (Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau)…

XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỂ SANG TIỂU THUYẾT TÂM LÝ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 1930-1945

Trong giai đoạn văn học 1930 - 1945, tốc độ hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng cùng với sự xuất hiện cùng một lúc nhiều nhà văn có tài năng, nhiều tiểu thuyết có giá trị đã thành hình, để lại dư âm đến ngày hôm nay. Có thể nói, văn học nước nhà giai đoạn này đã chứng kiến nhiều nhà văn viết tiểu thuyết có khuynh hướng luận đề: Khái Hưng, Nhất Linh, Lê Văn Trương, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Tô Hoài, Nam Cao... Cũng chính những nhà văn này, trước yêu cầu đổi mới nền văn học, theo dòng chảy tự nhiên của tiểu thuyết hiện đại, đã chuyển mình sang sáng tác tiểu thuyết tâm lý.

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TRƯỜNG THƠ LOẠN

Do nhu cầu của thời đại mới, khi ý thức cá nhân đã phát triển sâu sắc, ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa, thi ca Pháp, phong trào thơ mới (1932 - 1945) ra đời. Thơ mới làm nên một cuộc cách mạng vang dội, tạo dấu ấn quan trọng trong nền thơ ca dân tộc, mở ra phạm trù thơ hiện đại với đặc trưng thi pháp mới. Xuất hiện từ năm 1937, Trường thơ loạn với sự tập hợp của những tên tuổi thơ mới đã nổi danh đã đem đến cho thi đàn Việt Nam một chân trời thơ độc đáo. Các thi sĩ đã lựa chọn, sử dụng một thứ ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc, mang đậm dấu ấn cá nhân. Từ đó, thi sĩ đổi mới cảm quan hiện thực, cái nhìn nghệ thuật mở rộng biên giới cho thơ. Trường thơ loạn cần được ghi nhận như một động lực góp phần đưa thơ hiện đại Việt Nam thực sự hòa nhập vào quỹ đạo chung thơ hiện đại thế giới TK XX.

VẺ ĐẸP TRÍ TUỆ CỦA THƠ VĂN XUÔI

Thơ văn xuôi được hiểu là một thể thơ có hình thức trình bày là văn xuôi hay mang dáng dấp văn xuôi. Yếu tố văn xuôi xuất hiện ở đây dù chỉ với vai trò là véctơ định loại, nhằm phân biệt thể thơ này bên cạnh thơ cách luật, thơ tự do song sự hiện diện của nó thật sự đã chi phối đáng kể đến những phẩm tính của thơ, đưa đến cho thể thơ này những nét đặc trưng khá độc đáo, trong đó có thể kể đến nội dung đậm màu sắc trí tuệ của nó.

VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Văn hóa tâm linh là một khoảng trống lớn cho sự cảm nhận sâu sắc bằng tuệ giác. Với duy cảm văn hóa đặc biệt, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đem đến cho người đọc nhiều chủ đề văn hóa và những diễn giải sâu sắc bằng những góc nhìn mới. Vấn đề tâm linh trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh không đơn thuần là những yếu tố bổ trợ mà thực sự là văn hóa. Tín ngưỡng, tôn giáo Việt là tín ngưỡng, tôn giáo thực hành, tín ngưỡng của lòng người. Mối quan hệ giữa tâm linh, nhục cảm được nhìn nhận như sự đối thoại với nếp văn hóa của tiền nhân, có sự hài hòa, tương thuận, nhưng cũng có sự vượt thoát khỏi những cấm kỵ, phục tùng mang tính truyền thống. Đó cũng là những biểu hiện của sự phản tư văn hóa mà Nguyễn Xuân Khánh hướng đến trong các tác phẩm như Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa.

BIỂU TƯỢNG BIỂN TRONG TRUYỆN THƠ VƯỢT BIỂN CỦA NGƯỜI TÀY

Vượt biển là truyện thơ phổ biến của dân tộc Tày ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Văn bản Vượt biển do Hoàng Hạc sưu tầm, dịch thành 249 câu thơ, in trong tuyển tập Truyện thơ Tày - Nùng, tập 2, Nxb Văn học, 1964 đã kết hợp nhuần nhuyễn được cả hai yếu tố tự sự của truyện cổ dân gian và trữ tình của thơ ca dân gian. Hơn nữa, trong bối cảnh phải đối diện với sự bành trướng, sức ảnh hưởng của các cường quốc trên biển Đông, các quốc gia Đông Nam Á lại cùng chung mối quan tâm và để giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan đến chủ quyền biển đảo, đòi hỏi sự cần thiết thấu hiểu về nguồn gốc lịch sử, ảnh hưởng của văn hóa biển đến đời sống tinh thần, vật chất của các cộng đồng. Từ đó nhận thức được nguồn mạch tinh thần mạnh mẽ, ý thức lịch sử sâu sắc, lối tư duy bền vững từ trong truyền thống dân gian.

LÝ GIẢI ĐỘNG TỪ TIẾC TRONG CA DAO VIỆT NAM

Nói năng là một hành động, một quá trình có kiểm soát, trong đó con người dùng ngôn ngữ để trao đổi thông tin về các nội dung khác nhau, làm cho nhau cùng biến đổi. Tiến hành hành động ngôn ngữ, con người có những mục đích, ý định khác nhau, tham gia vào một hình thức hành vi có sự chi phối của các quy tắc, điều kiện và nghĩa tương ứng thông qua việc sử dụng các mệnh đề trong hành động ngôn trung, đơn vị nhỏ nhất của sự giao tiếp ngôn ngữ. Cách phân tích, lý giải hành động tiếc hay các hành động khác có trong Ca dao trữ tình Việt Nam (1) như: ước, trách, khuyên, nhớ, xin, muốn, hỏi, chờ, chê, nghĩ, tưởng, đợi, trông… có liên quan đến nhiều vấn đề, cần được giải mã. Thông qua các hành động sử dụng ngôn từ trên bề mặt này thấy được nhiều hơn các hành động ngôn trung trên cơ sở các quy tắc, ý nghĩa mệnh đề, điều kiện riêng rất thú vị.

DẤU ẤN RỒNG TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT QUA TỤC NGỮ, THÁNH NGỮ, CA DAO

Con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt, từng là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết con rồng cháu tiên của người Việt. Các vị vua Việt Nam phải xăm lên đùi mình hình ảnh rồng để giữ truyền thống của cư dân ven biển. Đến đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) mới chấm dứt tục xăm rồng trên đùi nhà vua. Rồng tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử (bệ rồng, mình rồng). Rồng là hình tượng của mưa thuận gió hòa, là vật linh đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh (long, lân, quy, phụng). Đặc biệt, hình tượng con rồng Việt Nam tương phản với hình tượng con rồng độc ác, tượng trưng cho cái xấu của các nước phương Tây.

Ý CẢNH TRONG THƠ CA VÀ HỘI HỌA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA

“Thi trung hữu họa; họa trung hữu thi” vốn là lời bình của Tô Thức (1037-1101) đối với những tác phẩm thơ và họa của Vương Duy (701-761). Nhưng từ lâu, câu nói này đã được nhiều người hiểu như một lời nhận định khái quát về thơ ca, hội họa truyền thống của Trung Quốc: tranh vẽ tràn đầy ý tứ như thơ ca. Thơ ca giàu hình ảnh, sắc màu như hội họa. Nhưng làm rõ mối liên hệ thực sự giữa thơ ca và hội họa truyền thống Trung Quốc lại không hề đơn giản. Bài viết chọn ý cảnh như một giao điểm quan trọng của thơ ca và hội họa truyền thống Trung Quốc để có thể triển khai những tìm hiểu ban đầu, nhằm giải mã tương quan giữa hai loại hình nghệ thuật này về mặt lý luận.

MỘT GÓC NHÌN MỚI VỀ TÌNH YÊU TRONG TRUYỆN THƠ TUM TIÊU

Tum Tiêu là một tác phẩm nổi tiếng, một kiệt tác văn học của Campuchia và khu vực. Câu chuyện dựa theo tấm bi kịch có thật, xảy ra vào TK XVI, vùng Tboung Khmum thuộc tỉnh Prey Veng. Câu chuyện được lưu truyền trong dân gian suốt nhiều thế kỷ sau đó. Cái chết vì tình yêu của Tum và Tiêu giống như cái chết của Romeo và Juliet trong thiên bi kịch của đại văn hào W. Shakespeare. Đến cuối TK XIX, Okhna San Thor Voha Mok dựa vào câu chuyện này viết thành truyện thơ Tum Tiêu, nhưng ít được biết đến. Năm 1915, vị sư Bo Tum Therat Som (1852 - 1932) viết lại Tum Tiêu theo thể thơ 7 chữ. Bài viết đem đến một cách nhìn mới, đi sâu giải mã thông tin từ không gian văn hóa vật chất đến không gian văn hóa tinh thần.