• Nghệ thuật > Văn học

THƠ LỤC BÁT VỚI KINH SÁCH PHẬT GIÁO

Đối với người Việt, lục bát là một thể thơ quen thuộc đến bình dị, tự nhiên. Một thứ hơi thở của đời sống tâm hồn, nơi gửi gắm tất cả tâm sự thiết tha về cuộc sống thăng trầm, khắc khổ mà khỏe khoắn đến hồn hậu của người lao động bình dân Việt suốt chiều dài lịch sử. Nếu thơ lục bát được ví như cây đàn muôn điệu biểu trưng sự phong phú, phức điệu của tâm hồn dân gian thì với văn học Phật giáo, đây là phương tiện thiện xảo để chuyển tải nội dung giáo lý qua kinh, luật, luận, cũng như các trạng thái tinh thần tu chứng, để các cốt lõi tinh hoa của Phật giáo dễ dàng đi vào đời sống của quảng đại dân chúng.

ĐIỂN CỐ VĂN HỌC TỪ GÓC NHÌN LIÊN VĂN BẢN

Khi khái niệm liên văn bản ngày càng có tác động đến khoa nghiên cứu văn học thì nghiên cứu điển cố cũng nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong phê bình văn chương. Bởi dụng điển cũng chính là một hình thức liên văn bản. Từ góc nhìn liên văn bản của Carmela Perri, điển cố là “một tiêu điểm hoàn hảo cho các nghiên cứu đi vào diễn giải cả biểu hiện ngôn ngữ đặc thù của một văn bản lẫn mối quan hệ của nó với lịch sử văn học và xã hội” (1). Điểm gặp gỡ chung của các nghiên cứu liên văn bản điển cố là nghiên cứu các mô thức tham dự liên văn bản, giữa văn bản dẫn điển và nguồn văn bản được trích dẫn; đánh giá ý nghĩa mỹ học của điển đối với việc thể hiện thế giới nội tại, các hàm ý văn chương của tác phẩm; xem xét vai trò của điển cố trong việc nối kết cái nhìn của bản ngã với lịch sử, truyền thống với tài năng cá nhân.

BƯỚC CHUYỂN HỆ HÌNH THƠ VIỆT TỪ TIỀN HIỆN ĐẠI SANG HIỆN ĐẠI

Thơ là một hiện tượng ngôn ngữ đặc thù. Có nhiều định nghĩa về thơ. Nhưng ở trường hợp này, tôi thích nhất cách hiểu thơ như là thứ ngôn ngữ tự quay về với chính nó. Ngôn ngữ thơ, như vậy, là ngôn ngữ tự trị, nó tự đầy đủ với nó. Nghiên cứu thơ, vì thế, ở phạm vi căn cốt nhất, chỉ cần nghiên cứu mối quan hệ chữ nghĩa, chữ và nghĩa, xem cái nào là chính cái nào là phụ, cái nào đi trước cái nào đi sau, cái nào nặng cái nào nhẹ, để từ đó nhận diện, phân loại được những thơ.

KẾT CẤU ĐỐI ĐÁP TRONG THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI

Thơ thiếu nhi Việt Nam hiện đại ảnh hưởng từ đồng dao khá nhiều về mặt thi pháp thể loại, trong đó có kết cấu. Việc khái quát các mô hình kết cấu đồng dao gặp phải không ít khó khăn xuất phát từ đặc trưng tiểu loại này. Khi tham gia vào hình thức kết cấu của đồng dao có những yếu tố thuộc về loại tự sự như: lời kể, sự kiện, hành động, lại vừa có những yếu tố thuộc về loại trữ tình như: khổ thơ, đoạn thơ, vần, nhịp… Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đi sâu vào một hình thức kết cấu mà thơ thiếu nhi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đồng dao: kết cấu đối đáp.

SỰ PHA TẠP SẮC MÀU NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI

Câu chữ trong tiểu thuyết có yếu tố hậu hiện đại là những phương tiện, công cụ mang chở câu chuyện, kết nối tình tiết, xây dựng nhân vật, truyền tải những thông điệp cuối cùng mà nhà văn muốn gửi gắm. “Bản thân câu chữ đã trở thành đối tượng chiêm ngắm và đích đến của các nhà văn, để họ lục lọi, cân đo, xoay sở, nhào nặn chúng trong một trò chơi đầy khoái cảm: trò chơi ngôn ngữ. Ngôn ngữ sống dậy và nổi loạn trên trang viết” (1). Khái niệm trò chơi ngôn ngữ không mang nghĩa giải trí mà mang đậm chất trí tuệ. Vì thế, ngôn ngữ trở nên biến hóa, đa âm, đa trị với nhiều sắc độ, giọng điệu, ngữ âm khác nhau. Trò chơi ngôn ngữ là một phạm trù khá rộng, ở đây, chúng tôi xin đi vào một khía cạnh nổi bật về trò chơi ngôn ngữ như một mê lộ ngôn từ trong những cuốn tiểu thuyết có yếu tố hậu hiện đại Việt Nam, đó chính là: tính chất pha tạp và dung nạp các sắc màu ngôn ngữ.

CON NGƯỜI NAM BỘ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

Ở xã hội hậu hiện đại, “cái ngã của con người chập chờn đâu đó ở ngoại biên thế giới, chứ nào phải chiếm lĩnh trung tâm như ảo tưởng của mình” (1). Con người bị gạt ra ngoài cuộc sống của gia đình, cộng đồng, “bị đá văng ra khỏi thế giới” (Kafka). Lo âu vì bị đẩy ra ngoại biên, con người Nam Bộ trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư cố gắng bằng mọi phương cách hòa nhập vào cộng đồng để trở thành trung tâm, là trung tâm. Cố gắng ấy giống như một cú lội ngược dòng, lạc hướng với quy luật phát triển của xã hội, đặc thù của văn chương hậu hiện đại: phi trung tâm, giải tôi…

CHẤT TIỂU THUYẾT TRONG HỒI KÝ THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Khép lại một chặng đường văn học kháng chiến ngót 30 năm với bao vinh quang, trải nghiệm, văn học Việt Nam chuyển mình bước vào giai đoạn mới đầy thử thách với những vận hội mới. Văn học 1945-1975 ghi nhận sự lên ngôi của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, tạo nên một chủ âm ngợi ca hào sảng, vang vọng trong mọi tác phẩm. Sau năm 1975, đặc biệt là từ giai đoạn đổi mới 1986, chất sử thi đã nhường chỗ cho chất tiểu thuyết. Tư duy tiểu thuyết như một công cụ soi chiếu mọi vấn đề xã hội, bề sâu số phận con người. Chất tiểu thuyết đậm đặc chi phối nội dung và hình thức của hồi ký, tạo nên sự biến đổi ở mọi phương diện từ tư duy sáng tác đến cấu trúc thể loại, từ nghệ thuật xây dựng nhân vật đến điểm nhìn, giọng điệu trần thuật...

THỂ VÃN HAI, VÃN BA, TỪ ĐỒNG DAO ĐẾN THƠ THIẾU NHI

Với nỗ lực đưa thơ về gần với thế giới tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo, thơ thiếu nhi Việt Nam hiện đại tìm về ngọn nguồn đồng dao như một tất yếu. Bằng sự nhạy bén, tấm lòng tâm huyết, các tác giả đã khẳng định một trong những nguyên tắc quan trọng khi sáng tác thơ cho thiếu nhi là sáng tác dựa trên cơ sở tiếp thu tinh túy của những bài đồng dao dân gian để thơ cho các em tràn đầy sự hồn nhiên, mỗi bài thơ giống như một trò vui khiến các em “không chán, không sợ nó” (Trần Quốc Toàn). Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy thơ thiếu nhi chịu ảnh hưởng từ phương thức tư duy đồng dao trên nhiều phương diện, trong đó có sự vận dụng sáng tạo thể vãn hai, vãn ba.

DIỄN NGÔN ÂM NHẠC TRONG TIỂU THUYẾT CỦA I. TURGENEV

Phong cách tiểu thuyết của I. Turgenev được thiết lập trên một tỉ lệ xác định giữa hiện thực và lãng mạn, giữa nội dung khách quan mang hơi thở và sức ép của thời đại với lời kể tràn đầy cảm hứng chủ quan của người kể chuyện. Sự hiện hữu thường trực của cái lãng mạn trên các bình diện cấu trúc tác phẩm làm nên điểm khác biệt của tiểu thuyết Turgenev. Đối tượng khảo sát của bài viết là diễn ngôn âm nhạc trong tiểu thuyết của nhà văn như một trong nhiều phương thức biểu hiện cái lãng mạn, hiển lộ qua những đặc trưng truyện kể, những hình tượng âm nhạc với vai trò của một thủ pháp kết cấu.

CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VĂN XUÔI VIỆT NAM HẬU HIỆN ĐẠI

Thơ văn xuôi, một thể thơ lưỡng tính giữa thơ trữ tình và văn xuôi tự sự, xuất hiện ở Việt Nam từ phong trào Thơ mới. Ra đời và phát triển đến nay đã gần một thế kỷ, tuy thành tựu không nhiều như các thể thơ khác vì nó “ít được phổ cập trong tâm lý người sáng tác cũng như người tiếp nhận” (1), song thật sự thể thơ này cũng đã theo sát diễn trình của nền thơ dân tộc, có mặt trong từng bước chuyển hệ hình, thậm chí có những lúc nó còn đứng ở đầu sóng ngọn gió như với Tình già của Phan Khôi, những sáng tác thơ văn xuôi của Đặng Đình Hưng, Hoàng Hưng, Nguyễn Quang Thiều, Vi Thùy Linh… Từ cuối TK XX đến nay, thơ văn xuôi Việt Nam đã thật sự khởi sắc. Nó đã đồng hành thường xuyên cùng những cây bút có khuynh hướng cách tân mạnh mẽ, trong đó bao gồm cả những thể nghiệm thuộc hệ hình sáng tác hậu hiện đại.