• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Phát huy nguồn lực di sản văn hóa trong phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Trên thế giới đang diễn ra sự chuyển đổi mô hình phát triển và hướng đến nhận thức mới về vai trò của văn hóa trong phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, thể hiện ở những quan điểm, nhiệm vụ đề ra trong một số văn bản của Đảng, Nhà nước và thực tế phát triển đất nước dựa trên nguồn lực văn hóa trong thời gian qua. Với tư cách như một nguồn lực văn hóa, di sản văn hóa (DSVH) nước ta đã có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện: nguồn lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, mục VII, phần Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, Đảng ta đã khẳng định: “Từng bước vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam; xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại” (1). Đó là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta từ ngày thành lập cho đến nay, tuy nhiên, ở mỗi kỳ đại hội, sự diễn đạt, biểu hiện nội hàm có khác nhau cho phù hợp với bối cảnh lịch sử, yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Dù khác nhau ở cách diễn đạt, song, mục tiêu chung cơ bản, nhất quán, thống nhất của Đảng ta đặt con người vào vị trí trung tâm của lịch sử, không ngừng bổ sung cơ chế, chính sách xây dựng con người Việt Nam, tạo mọi điều kiện thuận lợi để con người phát triển về mọi mặt, có những cống hiến, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng chung của Đảng, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tư cách của người cán bộ cách mạng trong tác phẩm Đường cách mệnh - Giá trị lý luận và thực tiễn

Tác phẩm Đường cách mệnh (1927) của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là cẩm nang của nhân dân ta về con đường cách mạng vô sản. Trong đó, vấn đề tư cách của người cán bộ cách mạng chân chính được Người đặc biệt coi trọng. Trải qua gần một thế kỷ từ khi ra đời, sức sống của tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị, nhất là trong xây dựng, tu dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng ta hiện nay.

Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thanh niên hiện nay

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục thanh niên - thế hệ tương lai của đất nước. Chính vì vậy, giáo dục thanh niên là nhiệm vụ quan trọng của dân tộc ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, công tác giáo dục thanh niên đòi hỏi phải nâng cao về chất lượng và tăng cường khả năng hội nhập quốc tế. Việc nghiên cứu quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nội dung giáo dục là cơ sở để Đảng, Nhà nước ta đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà, trong đó có giáo dục thanh niên, bài viết làm rõ những vấn đề cơ bản trong việc giáo dục, đào tạo thanh niên thành những người kế cận xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà cách mạng luôn gắn liền với hoạt động thực tiễn, mà mục tiêu lớn nhất là độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Ngay từ những năm 20 của TK XX, Người đã sớm đặt câu hỏi “cách mạng trước hết phải có cái gì?” và Người thấy trước hết phải có một tổ chức cách mạng gồm những con người tiêu biểu làm đầu tàu để dẫn dắt cách mạng đi đến thành công, rồi sau này sẽ là những người làm việc trong bộ máy nhà nước, trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những con người đó chính là đội ngũ cán bộ đảng viên. Vì vậy, giáo dục lý luận chính trị và đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên là vấn đề vô cùng quan trọng, là quan điểm nhất quán xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chủ tịch nước: Các già làng, trưởng bản phải tiếp tục nêu cao gương sáng cho con cháu, cộng đồng

Nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, sáng nay 19-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt Đoàn đại biểu già làng, trưởng bản, nghệ nhân người dân tộc thiểu số tiêu biểu có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc.

Hoàn thiện cơ chế liên kết vùng Việt Bắc và Hà Nội để phát triển du lịch trọng tâm, trọng điểm

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã nhấn mạnh như vậy tại lễ khai mạc “Tuần văn hóa du lịch 6 tỉnh Việt Bắc và Hà Nội” năm 2022 diễn ra tối 16-4, tại Vườn hoa - Tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội). Sự kiện nằm trong Chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”, được tổ chức hằng năm nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển văn hóa du lịch giữa 6 tỉnh vùng Việt Bắc: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn.

Thực trạng pháp luật về điện ảnh Việt Nam và giải pháp hoàn thiện

Luật Điện ảnh ra đời đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc quản lý hoạt động điện ảnh Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; thu hút các nguồn lực đầu tư, tăng cường xã hội hóa và nâng cao thị trường điện ảnh Việt Nam về cả lượng và chất; góp phần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước, con người và bản sắc văn hóa Việt Nam; từng bước hội nhập với nền công nghiệp điện ảnh thế giới. Trong quá trình triển khai thi hành, một số quy định trong Luật Điện ảnh và văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ bất cập cần được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý để phát triển điện ảnh.