• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển du lịch

Văn hóa và du lịch có quan hệ chặt chẽ với nhau. Văn hóa là nguồn vốn, tài nguyên vô giá cho du lịch phát triển. Phát triển du lịch hiện nay phải trên nguyên tắc phát triển bền vững, góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị của văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái. Du lịch muốn trở thành điểm hẹn của khách du lịch, chúng ta phải coi trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở các điểm du lịch, lấy con người văn hóa là trung tâm cho phát triển du lịch.

Tiếp tục thay đổi căn bản, toàn diện tư duy “làm văn hóa” sang “quản lý nhà nước về văn hóa”

LTS: Sáng nay 3/1/2024, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 với chủ đề “Phát huy vai trò động lực của Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với sự phát triển bền vững đất nước”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị. Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã có bài phát biểu khai mạc. Tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ thuật xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng. Đầu đề là của tòa soạn.

Ninh Bình: Sôi động các hoạt động Văn hóa - Thể thao năm 2023

Năm 2023, Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) tỉnh Ninh Bình đã tiếp tục triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt, thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ, 4 giải pháp về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới theo Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Ninh Bình và Bộ VHTTDL, Sở VHTT tỉnh Ninh Bình đã tham mưu tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao quan trọng, ý nghĩa, có sức lan tỏa, thu hút được sự tham gia, hưởng ứng, theo dõi của đông đảo nhân dân và du khách, tạo không khí sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao sôi động.

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Hà Giang

Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới, có 19 dân tộc, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 87,2% trong đó dân tộc Mông chiếm 32,9%; Tày 23,2%; Dao 14,9%; Kinh 12,8%; Nùng 9%. Hà Giang có 5 dân tộc thiểu số ít người (dưới 10.000 người) gồm Pà Thẻn, Lô Lô, Bố Y, Pu Péo, Cờ Lao... mỗi dân tộc có nét văn hóa truyền thống riêng biệt, đã tạo cho Hà Giang một nền văn hóa độc đáo, phong phú, giàu bản sắc.