• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Nghệ thuật hàn lâm trong tiến trình phát triển công nghiệp biểu diễn

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào tháng 11-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định vai trò to lớn của văn hóa: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, “Văn hóa còn thì dân tộc còn” (1) và đưa ra 6 nhiệm vụ trọng tâm trong việc tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, một trong số đó là khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH), xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh. Cũng tại Hội nghị này, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh quyết tâm của ngành Văn hóa trong thời gian tới để biến văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn. Để làm được điều này, Bộ trưởng kiến nghị Đảng, Nhà nước quan tâm, hỗ trợ để Bộ thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn của ngành Văn hóa, hướng tới mục tiêu văn hóa đóng góp 7% GDP vào năm 2030 (2).

Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở - điểm nhấn quan trọng trong năm 2022 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nếu như năm 2021 được coi là năm hoàn thiện thể chế của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thì sang năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chọn “xây dựng môi trường văn hóa cơ sở” và kiện toàn “công tác tổ chức cán bộ” là nhiệm vụ công tác trọng tâm. Có thể nói, đây là sự lựa chọn hết sức đúng đắn, kịp thời, đáp ứng yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong tình hình mới. “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở” và “công tác tổ chức cán bộ” chính là những lĩnh vực cơ bản, then chốt, có tác động sâu sắc đến sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao, và du lịch của đất nước trong thời điểm hiện tại cũng như lâu dài.

Tự phê bình và phê bình - khâu đột phá trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Đảng khẳng định: “xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta” (1). Để xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay, một trong những yêu cầu then chốt mà Đảng đặt ra là phải “…thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc tự phê bình, phê bình…” (2), xem đây là quy luật phát triển của Đảng, đồng thời là “vũ khí sắc bén” để làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động phê bình và tự phê bình trong những năm qua, Đảng đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở, đồng thời bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, quy chế liên quan đến công tác này. Nhờ đó, phương thức hoạt động của Đảng ngày càng được dân chủ hóa, chất lượng sinh hoạt của các tổ chức đảng, nhất là cấp ủy các cấp ngày càng được nâng lên.

Ngoại giao văn hóa - Chính sách quan trọng của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Các giá trị văn hóa là tài sản của từng quốc gia, dân tộc đóng góp cho sự phát triển chung của nhân loại và cũng là những nhân tố nội tại để mỗi quốc gia, dân tộc chấn hưng đất nước, vùng lãnh thổ của mình. Chính hệ thống các giá trị văn hóa truyền thống đã hình thành nên dân tộc Việt Nam và góp phần tạo nên vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế như hôm nay. Văn hóa là hòa bình. Dùng văn hóa để tạo sức mạnh, sự hòa hợp và hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc. Đồng thời để dẫn hướng, tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu đối ngoại, quan hệ với quốc tế thời bình là một chiến lược mang tính phổ quát của nhiều quốc gia trên thế giới, góp phần mang lại sự kết nối, sức mạnh cũng như bản sắc nền ngoại giao của mỗi nước. Nói cách khác, ngoại giao văn hóa đã và đang là một chính sách quan trọng trong quan hệ quốc tế của các quốc gia, nhằm đảm bảo nền hòa bình, nâng cao vị thế của dân tộc, đất nước.

Xòe Thái được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Vào lúc 17 giờ 11 phút, ngày 15-12-2021, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 16 của UNESCO diễn ra tại Paris, thủ đô nước Cộng hòa Pháp, di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giáo dục đạo đức liêm chính là cái gốc để phát triển văn hóa trong giai đoạn mới

Ngày 24-11-2021 tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đây là hội nghị có tầm quan trọng đặc biệt đưa ra những chủ trương lớn, quyết sách mới, đột phá về việc phát triển văn hóa được Đảng ta xác định là nền tảng tinh thần của xã hội để góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Trong khuôn khổ bài viết này, xin chỉ bàn tới “đạo đức liêm chính” của người cán bộ, đảng viên và vai trò của tổ chức đảng trong việc giáo dục đạo đức liêm, chính đối với cán bộ, đảng viên để góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới.

Thông điệp về văn hóa từ bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021

Ngày 24-11-2021 chắc chắn là một dấu mốc đặc biệt trong lịch sử phát triển văn hóa của đất nước khi chúng ta chứng kiến sự kiện lớn nhất, mang ý nghĩa truyền cảm hứng nhiều nhất cho những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, cũng như toàn xã hội, về vai trò, ý nghĩa, đặc trưng và giá trị của văn hóa đối với sự phát triển đất nước. Đúng 75 năm sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24-11-1946), Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng (2021) đã đưa ra những thông điệp quan trọng để phát triển văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần, soi đường cho quốc dân đi.

Tập trung nghiên cứu khoa học ứng dụng để giải quyết điểm nghẽn trong lĩnh vực VHTTDL

Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng tại Hội nghị - Hội thảo Tổng kết phong trào thi đua đổi mới công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 - 2020, diễn ra sáng ngày 3-12-2021, tại Hà Nội. Hội nghị được kết nối trực tuyến với điểm cầu một số địa phương khác.

Nhiều định hướng, giải pháp phát triển văn hóa, con người Việt Nam

Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức ngày 24-11 là dịp để các nhà lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sĩ nhìn nhận và đánh giá lại những chủ trương về văn hóa của Đảng và kết quả hoạt động văn hóa trong suốt giai đoạn qua của đất nước kể từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất năm 1946 đến nay, đặc biệt là những thành tựu sau 35 năm đổi mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam"

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra ngày 24-11-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Hội nghị diễn ra vào thời điểm này có ý nghĩa trên nhiều phương diện, đồng thời nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của văn hóa, coi văn hóa làm nên hồn cốt dân tộc, là động lực quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước và khẳng định trọng tâm của xây dựng văn hóa là xây dựng con người. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc là phải phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam.