• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong giai đoạn hiện nay

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” đã trở thành bài học trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa, ông cha ta rất quý trọng nhân tài và coi trọng dụng nhân tài là việc hệ trọng, quyết định sự hưng thịnh của quốc gia dân tộc. Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng việc đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài thành một chiến lược. Người đã để lại nhiều bài học và những kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật dùng người, trọng dụng nhân tài làm nên những thành công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một số nội dung mới trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa đang đặt ra nhiều vấn đề đối với giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao và hội nhập quốc tế. Kế thừa quan điểm của các kỳ đại hội trước, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã có nhiều quan điểm, chủ trương mới, thể hiện sự phát triển về nhận thức của Đảng đối với vấn đề phát triển giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).

Góp phần tìm hiểu quan điểm Đại hội XIII của Đảng về xây dựng và phát huy nhân tố con người

Xây dựng và phát huy nhân tố con người là nội dung xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước của Đảng ta. Qua các kỳ đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng hoàn thiện lý luận về xây dựng và phát triển nguồn lực con người, coi con người là trung tâm của mọi chiến lược phát triển và là yếu tố cốt lõi trong sức mạnh của quốc gia. Tại Đại hội XIII, Đảng đã tiếp tục bổ sung, phát triển, khái quát những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về xây dựng, phát triển con người Việt Nam toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nước.

Một số vấn đề lý luận và nhận thức về xây dựng môi trường văn hóa công sở ở Việt Nam

Xây dựng môi trường văn hóa công sở là một trong những nội dung của xây dựng môi trường văn hóa đã được Đảng và Nhà nước ta đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm của quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam. Xây dựng môi trường văn hóa trong mỗi công sở chính là điều kiện để con người có thể tồn tại, giao tiếp, lao động và sáng tạo. Xây dựng môi trường văn hóa công sở chính là gây dựng nền tảng cho sự hình thành “nhân cách văn hóa” với vai trò là tâm điểm của môi trường văn hóa công sở. Một môi trường văn hóa công sở lành mạnh sẽ là cơ sở để tạo nên những giá trị, hiệu quả công việc và những hiệu ứng xã hội tích cực có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của mỗi cơ quan, đơn vị trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu về mặt lý luận, nhận thức liên quan đến chủ đề này là yêu cầu đã và đang được đặt ra bởi đó chính là cơ sở, nền tảng lý thuyết định hướng cho công cuộc xây dựng môi trường văn hóa công sở ở Việt Nam hiện nay.

Cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

Trong xu thế hội nhập hiện nay, để tạo cơ hội phát triển cho các đơn vị sự nghiệp nói chung, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới cơ chế quản lý, tăng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, từng bước tiến tới xóa bỏ bao cấp đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Chủ trương trên đã được hiện thực hóa thông qua các Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Trong quá trình gần 10 năm áp dụng chính sách tự chủ, các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đã gặt hái được những thành công nhất định, bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Khát vọng Việt Nam từ Tuyên ngôn Độc lập đến Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng - dưới góc nhìn văn hóa

“Khát vọng Việt Nam” là cụm từ được tìm kiếm và nhắc đến nhiều lần trên các diễn đàn trong thời gian gần đây. Đó là khát vọng “phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định. Trong chiều dài lịch sử, khát vọng dân tộc luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, bền bỉ, tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn giúp Việt Nam vượt qua nhiều gian lao, thử thách khắc nghiệt. Vào những thời điểm lịch sử quan trọng nhất, khát vọng Việt Nam lại trỗi dậy mãnh liệt, thôi thúc cả dân tộc vươn lên, thực hiện mong muốn thiết tha, cháy bỏng của mình. Đó là cột mốc lịch sử ngày 2-9-1945, trong Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lần đầu tiên, khát vọng độc lập, tự do được khẳng định trước quốc dân đồng bào và toàn thể thế giới như quyền cơ bản của dân tộc, của con người. Đến Đại hội lần thứ XIII của Đảng, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc đã được Đảng ta khẳng định như một thông điệp phát triển trước nhân dân và bạn bè quốc tế. Khát vọng Việt Nam là sự cô đúc những giá trị cốt lõi, là động lực tinh thần mạnh mẽ, là sức mạnh nội sinh của văn hóa, con người Việt Nam trong hành trình phát triển.

Dư âm bài viết của Tổng Bí thư: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, sức mạnh nội sinh phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc

Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, GS.TS Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã viết bài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.

Xây dựng và phát triển văn hóa quản lý trong quản lý tổ chức

Ngày nay, các tổ chức phải đối mặt với những thách thức từ môi trường bên ngoài và sự thay đổi nội bộ đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý phải điều chỉnh hành vi của họ để thích ứng với những thách thức và thay đổi này. Văn hóa quản lý (VHQL) chính là cách ứng xử như thế nào trong quá trình quản lý, biểu hiện ra bên ngoài bằng các giá trị vật chất và phi vật chất. VHQL có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của một tổ chức.