• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025): Trên hành trình đi tới ngày mai...

Dòng chảy trăm năm của lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam gắn liền với lịch sử cách mạng, lịch sử dân tộc, gắn liền với vai trò kiến tạo và dẫn dắt của tư tưởng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đường lối chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là một thế kỷ mà những người làm cách mạng nước ta đã sớm nắm bắt trong tay một thứ vũ khí sắc bén, hiệu quả: báo chí vô sản. Báo chí vô sản ngay từ khi ra đời đã lập tức bước vào cuộc đấu tranh cực kỳ cam go, khốc liệt nhằm chống thực dân phong kiến, giành và giữ chính quyền, kiên cường và bền bỉ thực thi mục tiêu độc lập và thống nhất đất nước, đổi mới và hội nhập toàn cầu cho đến ngày nay. Trong tiến trình ấy, báo chí không chỉ là công cụ tuyên truyền, cổ động cách mạng mà còn là nơi hun đúc tư tưởng, định hướng dư luận, góp phần quan trọng vào sự nghiệp vệ quốc và kiến thiết đất nước, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Hiến pháp sửa đổi 2025: Cột mốc lập hiến - điểm tựa văn hóa - động lực phát triển

Ngày 16-6-2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Hiến pháp sửa đổi 2025 với sự đồng thuận tuyệt đối của các đại biểu – một sự kiện mang dấu ấn đặc biệt trong lịch sử lập pháp nước nhà. Không chỉ là thành quả của quá trình chuẩn bị công phu, khoa học và dân chủ, bản Hiến pháp sửa đổi lần này còn thể hiện bước tiến vượt bậc trong tư duy thể chế, tinh thần đổi mới và khát vọng phát triển đất nước.

100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam: Một thế kỷ chiến đấu và nhân văn

100 năm trước, ngày 21-6-1925, Báo Thanh Niên do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ dấu mốc lịch sử đó, đội ngũ báo chí cách mạng Việt Nam đã có một thế kỷ chiến đấu vẻ vang, luôn đồng hành cùng đất nước và dân tộc, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, có những cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới

Tóm tắt: Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa lâu đời với lịch sử hàng nghìn năm văn hiến, là nơi sinh ra nhiều danh nhân văn hóa. Trong các danh nhân ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà văn hóa vĩ đại của Việt Nam trong thời đại ngày nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chính là sự nhất quán giữa quan điểm và hành động. Người đã cụ thể hóa ý tưởng chiến lược văn hóa mà mình ấp ủ trên một chương trình hành động cho mỗi tập thể, cho mỗi cá nhân đối với đất nước. Bài viết đề cập đến quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong tình hình mới. Đồng thời, cũng nêu thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển văn hóa ở TP.HCM thời kỳ đổi mới (từ 1986 - nay).

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Tóm tắt: Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc, cần có những con người mới hội đủ các năng lực, phẩm chất, kỹ năng. Bài viết tập trung trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới XHCN, phân tích những yêu cầu, đặc điểm của con người mới xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng của Người, đánh giá khái quát thực trạng xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay; từ đó đề xuất những nhiệm vụ và giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn nhằm xây dựng thành công con người Việt Nam mới trong giai đoạn hiện nay.

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5: Từ khát vọng khoa học đến đột phá chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo

Ngày 18-5 hằng năm đã trở thành mốc son quan trọng trong đời sống tinh thần của giới khoa học Việt Nam và toàn xã hội - Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tôn vinh đội ngũ trí thức, nhà khoa học mà còn là cơ hội để khẳng định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN, ĐMST) trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Giá trị văn hóa quân sự Việt Nam tỏa sáng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975

Tóm tắt: Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch cuối cùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Chiến dịch diễn ra trong khoảng thời gian không dài (từ ngày 26 đến ngày 30-4-1975), nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn: Nhân dân Việt Nam đã thực hiện trọn vẹn tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”; kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất Tổ quốc và đưa cả nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nửa thế kỷ đã trôi qua, Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn là đỉnh cao thắng lợi của chiến tranh cách mạng, đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như những trang vàng chói lọi nhất. Quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm nhìn chiến lược và nghệ thuật kết thúc cuộc chiến tranh của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh; đồng thời, là sự kết tinh và tỏa sáng những giá trị văn hóa quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử. Bài viết phân tích những giá trị văn hóa quân sự Việt Nam đã kết tinh, tỏa sáng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975.

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ thuật trân trọng giới thiệu bài viết: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hành trình sáng tạo của dân tộc: 50 năm văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất

Năm 2025, đất nước kỷ niệm tròn 50 năm thống nhất – một cột mốc lịch sử không chỉ đáng nhớ trong tiến trình dựng xây và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là dịp đặc biệt để nhìn lại chặng đường nửa thế kỷ của văn học, nghệ thuật Việt Nam: một dòng chảy bền bỉ, sâu lắng, gắn bó máu thịt với từng bước chuyển mình của dân tộc.

Sáp nhập các đơn vị hành chính và cơ hội đối với sự phát triển văn hóa của đất nước

Sáp nhập các đơn vị hành chính không chỉ là một bước đi nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, mà còn mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy sự phát triển văn hóa bền vững. Khi ranh giới hành chính được sắp xếp lại, nguồn lực đầu tư cho văn hóa – nghệ thuật có thể được tối ưu hóa, tạo điều kiện xây dựng những trung tâm văn hóa quy mô hơn, nâng cao chất lượng bảo tồn di sản, và khuyến khích giao thoa văn hóa giữa các địa phương. Nếu được thực hiện đúng hướng, đây không chỉ là bài toán quản lý, mà còn là động lực để văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập.