• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Xây dựng môi trường văn hóa vì sự phát triển bền vững đất nước

Xây dựng môi trường văn hóa là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm được Đảng ta quan tâm và nhấn mạnh trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khóa XI. Đây cũng là nội dung quan trọng được xác định trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, tiếp tục được đặt ra trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Môi trường văn hóa vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực”. Hiện nay, những biểu hiện không mong muốn về sự xuống cấp đạo đức, sự băng hoại về lối sống, sự tha hóa về nhân cách đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội. Nhiều vấn đề đáng báo động đang nảy sinh trong văn hóa gia đình, văn hóa học đường, văn hóa nơi công cộng, văn hóa ứng xử trên môi trường mạng... Tất cả những điều đó đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc xem xét, đánh giá lại thực tiễn xây dựng môi trường văn hóa hiện nay để từ đó có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời về mặt lý luận, cũng như tìm ra các giải pháp, đối sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công cuộc xây dựng môi trường văn hóa ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Nhìn lại năm 2022 – Thông điệp năm 2023 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Năm 2022 đã khép lại, mùa xuân 2023 đang đến trên từng chồi non, nụ biếc, thấm sâu vào từng nhịp điệu chờ đón cái Tết sắp về trên khắp mọi miền đất nước. Thời khắc này, chúng ta cùng nhìn lại một năm qua, toàn ngành VHTTDL dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức để góp phần làm nên những đổi thay chung của đất nước. Đồng thời, đây cũng là dịp để chúng ta nhận thức rõ hơn những cơ hội mới và cả những khó khăn, thách thức mới đang diễn ra gay gắt, để nỗ lực phát triển văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, bền vững.

Tác động của cơ chế thị trường đến môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống

Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được hình thành từ lâu đời, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, dưới tác động của cơ chế thị trường, môi trường văn hóa (MTVH) trong lễ hội đã có những biến đổi trên nhiều phương diện từ cảnh quan di tích, thời gian, không gian tổ chức lễ hội, các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa cũng như ứng xử đối với lễ hội truyền thống. Sự tác động đó có cả những yếu tố tích cực, tuy nhiên, sự chi phối của yếu tố thương mại, yếu tố lợi nhuận trong tổ chức lễ hội đang là mối đe dọa tới việc bảo tồn các giá trị văn hóa cổ truyền và bản sắc dân tộc trong các lễ hội truyền thống.

Nguồn lực phát triển văn hóa: từ chính sách đến thực tiễn

Trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đầu tư nguồn lực để phát triển văn hóa. Các nguồn lực này đóng vai trò trọng yếu để tạo nên động lực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa ở tất cả các lĩnh vực, thành tố và hoạt động văn hóa từ cấp trung ương đến cơ sở, từng bước phát huy được vai trò, sức mạnh của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhìn lại quá trình ban hành chính sách và tổ chức thực hiện chính sách trong thực tiễn giúp chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích để hoàn thiện chính sách phát triển văn hóa trong thời gian tới.

Xây dựng môi trường văn hóa số thích ứng với xã hội hiện đại - Bài 3: Một số kiến nghị nhằm xây dựng môi trường văn hóa số lành mạnh

Trước sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội, đặc biệt là sự thâm nhập nhanh chóng của Cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi những ứng xử của con người trên không gian số phải được điều chỉnh phù hợp, tạo dựng một môi trường văn hóa số lành mạnh, để ai cũng có thể đón nhận những giá trị tích cực mà kỷ nguyên số mang lại. Để làm được điều đó, chúng ta cần có những giải pháp mang tính đồng bộ và sự vào cuộc của toàn xã hội.

Xây dựng đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên: Những vấn đề đặt ra - Bài 3: "Toa thuốc" chữa bệnh suy thoái

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” (1). Xây dựng Đảng về đạo đức phải trở thành việc làm thường xuyên, liên tục nhằm đảm bảo cho Đảng luôn giữ vững bản chất cách mạng, tính tiền phong, gương mẫu, thực sự là hạt nhân tập hợp, dẫn dắt giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả cán bộ cấp cao thời gian qua đã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, làm suy giảm lòng tin của dân đối với Đảng. Do vậy, cần phải có những giải pháp căn cơ nhằm khắc phục triệt để bất cập này.

Xây dựng môi trường văn hóa số thích ứng với xã hội hiện đại - Bài 2: Nhận diện những khó khăn, thách thức

Sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đưa nhân loại đến một bước tiến mới, mở ra cơ hội cho rất nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, cùng với đó là những khó khăn, thách thức cần phải đối mặt, đặc biệt với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, để xây dựng môi trường văn hóa số lành mạnh và an toàn, chúng ta cần nhìn nhận lại một số vấn đề, cũng như những tồn tại trong thời gian qua.

Xây dựng đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên: Những vấn đề đặt ra - Bài 2: Chẩn đoán "bệnh" để chữa trị!

Đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định đến uy tín và hình ảnh thiêng liêng của tổ chức đảng, là cơ sở để thu hút, lôi cuốn, tập hợp quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, thực tế vừa qua đã xuất hiện nhiều “con sâu làm rầu nồi canh” đến mức Đảng đã phải chỉ rõ một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, căn nguyên của sự tha hóa, biến chất, đánh mất bản thân, dẫn đến vòng lao lý. Đó là thực trạng đáng quan tâm trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở nước ta hiện nay.

Văn hóa doanh nghiệp - yếu tố quan trọng để các ngân hàng phát triển bền vững

Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vừa tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, khó khăn đối với ngành Ngân hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế, để xây dựng và phát triển doanh nghiệp, không thể không quan tâm đến việc nâng cao văn hóa doanh nghiệp, vì đây là giá trị cốt lõi, là cơ sở bền vững, khẳng định thương hiệu, uy tín, tầm nhìn, vị trí và chiến lược kinh doanh của các ngân hàng.

Văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia

Không chỉ nhiều doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, mở nhiều lớp truyền bá kiến thức về văn hóa doanh nghiệp, mà Nhà nước cũng hết sức quan tâm vấn đề này. Không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ triển khai cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam và tại lễ phát động ngày 7-11-2016, trực tiếp người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Văn hóa doanh nghiệp là linh hồn của thương hiệu, là yếu tố khác biệt bền vững của doanh nghiệp. Thương hiệu tốt không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản của quốc gia” (1). Vậy, thương hiệu quốc gia là gì và tại sao lại gắn với văn hóa doanh nghiệp?