• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Xây dựng môi trường văn hóa số thích ứng với xã hội hiện đại - Bài 2: Nhận diện những khó khăn, thách thức

Sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đưa nhân loại đến một bước tiến mới, mở ra cơ hội cho rất nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, cùng với đó là những khó khăn, thách thức cần phải đối mặt, đặc biệt với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, để xây dựng môi trường văn hóa số lành mạnh và an toàn, chúng ta cần nhìn nhận lại một số vấn đề, cũng như những tồn tại trong thời gian qua.

Xây dựng đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên: Những vấn đề đặt ra - Bài 2: Chẩn đoán "bệnh" để chữa trị!

Đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định đến uy tín và hình ảnh thiêng liêng của tổ chức đảng, là cơ sở để thu hút, lôi cuốn, tập hợp quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, thực tế vừa qua đã xuất hiện nhiều “con sâu làm rầu nồi canh” đến mức Đảng đã phải chỉ rõ một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, căn nguyên của sự tha hóa, biến chất, đánh mất bản thân, dẫn đến vòng lao lý. Đó là thực trạng đáng quan tâm trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở nước ta hiện nay.

Văn hóa doanh nghiệp - yếu tố quan trọng để các ngân hàng phát triển bền vững

Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vừa tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, khó khăn đối với ngành Ngân hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế, để xây dựng và phát triển doanh nghiệp, không thể không quan tâm đến việc nâng cao văn hóa doanh nghiệp, vì đây là giá trị cốt lõi, là cơ sở bền vững, khẳng định thương hiệu, uy tín, tầm nhìn, vị trí và chiến lược kinh doanh của các ngân hàng.

Văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia

Không chỉ nhiều doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, mở nhiều lớp truyền bá kiến thức về văn hóa doanh nghiệp, mà Nhà nước cũng hết sức quan tâm vấn đề này. Không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ triển khai cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam và tại lễ phát động ngày 7-11-2016, trực tiếp người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Văn hóa doanh nghiệp là linh hồn của thương hiệu, là yếu tố khác biệt bền vững của doanh nghiệp. Thương hiệu tốt không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản của quốc gia” (1). Vậy, thương hiệu quốc gia là gì và tại sao lại gắn với văn hóa doanh nghiệp?

Xây dựng môi trường văn hóa số thích ứng với xã hội hiện đại - Bài 1: "Mở cửa" bước vào không gian số

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, một trong những vấn đề trọng tâm mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, đó là: “xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Xây dựng đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên - những vấn đề đặt ra - Bài 1: Tạo sức đề kháng

Nhìn lại chặng đường hơn 90 năm kể từ khi ra đời, Đảng ta đã luôn chú trọng đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhằm xây dựng “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Đại đa số đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng trung thành và sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Do vậy, giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên là một trong những giải pháp cấp thiết, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và toàn Đảng.

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng - nội dung quan trọng, cấp bách trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” (1). Việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi Đảng phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài, trong đó đức là quan trọng hàng đầu. Đẩy mạnh và đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” là nội dung quan trọng được đề cập trong cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Vững bước trên con đường đã chọn

LTS: Tháng 4-2022, cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Hội đồng Lý luận Trung ương và Nxb Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành. Cuốn sách tuyển chọn 29 bài viết, bài phát biểu tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng, quốc phòng, an ninh, đối ngoại..., thể hiện tầm nhìn lớn và định hướng sâu sắc của người đứng đầu Đảng ta đối với sự phát triển của đất nước. Nhằm góp phần giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những tư tưởng chỉ đạo quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật xin giới thiệu chùm bài viết về những định hướng sâu sắc của Tổng Bí thư qua cuốn sách trên một số lĩnh vực về: chính trị; văn hóa; đạo đức, lối sống; văn học, nghệ thuật; công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ phát triển du lịch ở Việt Nam

Công nghiệp văn hóa (CNVH) được Chính phủ Việt Nam xác định bao gồm 12 lĩnh vực, trong đó có nghệ thuật biểu diễn và du lịch văn hóa. Trên thực tế, từ lâu, hai lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và du lịch văn hóa đã “bắt tay nhau chặt chẽ” với sự phát triển mãnh mẽ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hoạt động biểu diễn nghệ thuật (BDNT), cụ thể ở đây là nghệ thuật truyền thống, phục vụ phát triển du lịch có không ít khó khăn, thách thức, dù chứa đựng nhiều giá trị, tiềm năng và cơ hội để phát triển.

Phát huy nguồn lực di sản văn hóa trong phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Trên thế giới đang diễn ra sự chuyển đổi mô hình phát triển và hướng đến nhận thức mới về vai trò của văn hóa trong phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, thể hiện ở những quan điểm, nhiệm vụ đề ra trong một số văn bản của Đảng, Nhà nước và thực tế phát triển đất nước dựa trên nguồn lực văn hóa trong thời gian qua. Với tư cách như một nguồn lực văn hóa, di sản văn hóa (DSVH) nước ta đã có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện: nguồn lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, mục VII, phần Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, Đảng ta đã khẳng định: “Từng bước vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam; xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại” (1). Đó là tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta từ ngày thành lập cho đến nay, tuy nhiên, ở mỗi kỳ đại hội, sự diễn đạt, biểu hiện nội hàm có khác nhau cho phù hợp với bối cảnh lịch sử, yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Dù khác nhau ở cách diễn đạt, song, mục tiêu chung cơ bản, nhất quán, thống nhất của Đảng ta đặt con người vào vị trí trung tâm của lịch sử, không ngừng bổ sung cơ chế, chính sách xây dựng con người Việt Nam, tạo mọi điều kiện thuận lợi để con người phát triển về mọi mặt, có những cống hiến, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng chung của Đảng, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.