• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Đấu tranh phòng, chống các biểu hiện dân túy ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, sự gia tăng những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy có ảnh hưởng đến nước ta, nhất là khi nước ta đang chủ động hội nhập sâu rộng và toàn diện vào quá trình toàn cầu hóa. Nội dung thông tin này khái quát những vấn đề cơ bản nhất về sự xuất hiện chủ nghĩa dân túy; nguyên nhân dẫn đến sự phát triển và xu hướng lan rộng của chủ nghĩa dân túy ở nhiều nước, những biểu hiện và sự nguy hại của chủ nghĩa dân túy đối với Việt Nam, qua đó, nêu lên biện pháp đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn biểu hiện dân túy ở nước ta hiện nay.

Đảng lãnh đạo đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Cùng với tiến trình đổi mới toàn diện đất nước, từ năm 2001 đến nay, Đảng đã định ra nhiều chủ trương lãnh đạo đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đã mang lại kết quả to lớn, góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh trong một số lĩnh vực văn hóa

Những vấn đề chung của văn hóa được Hồ Chí Minh tiếp cận trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và rất gần gũi với nhận thức hiện đại, khi coi văn hóa không chỉ đơn thuần là đời sống tinh thần của con người, xã hội, mà nó chính là linh hồn của một xã hội, là sức mạnh trường tồn của cả dân tộc. Những quan điểm về văn hóa nói chung, về giáo dục, văn nghệ, đời sống nói riêng của Hồ Chí Minh đến nay vẫn còn nguyên giá trị, tiếp tục là cơ sở, nền tảng để xây dựng và phát triển nền văn hóa trong thời kỳ mới.

Xây dựng văn hóa Đảng - những vắn đề bức thiết đặt ra

Trong suốt quá trình hình thành, xây dựng và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán mục tiêu, lý tưởng, đó là: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Để thực hành điều đó, Đảng ta đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, phấn đấu xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh” như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hiện nay, vấn đề xây dựng văn hóa Đảng đang được đặt ra với những yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết.

Bước chuyển tư duy lý luận của Đảng về chính sách phát triển văn hóa

  Tư duy lý luận của Đảng về phát triển văn hóa, xét đến cùng, là dự báo, định hướng đường lối, chủ trương, giải pháp, chính sách… nhằm thúc đẩy, phát triển sự nghiệp văn hóa trong những bối cảnh, thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Trong suốt chặng đường dài đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều quan điểm, đường lối, chủ trương, giải pháp đúng đắn, sinh động và cụ thể về phát triển văn hóa, tạo động lực to lớn cho cả dân tộc vừa kháng chiến kiến quốc, vừa xây dựng đời sống sinh hoạt, đời sống văn hóa phong phú, đa dạng. Trong hệ vấn đề vĩ mô và bao hàm nhiều phương diện đó, có thể nói, “những vấn đề văn hóa và con người là vấn đề trọng tâm phản ánh sự ưu việt của chế độ chính trị xã hội, phản ánh chất lượng và mục đích cuối cùng của sự tăng trưởng kinh tế trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề này gắn bó, thống nhất hữu cơ với nhau đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước” (1).

Đảng bộ Bộ VHTTDL: Những kết quả sau 3 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW

   ​​​​​​​Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được Đảng ủy Bộ VHTTDL quán triệt và thực hiện sâu rộng tại các tổ chức đảng và đảng viên trong Đảng bộ. Qua 3 năm thực hiện, Chỉ thị số 05-CT/TW đã tạo sự chuyển biến lớn trong Đảng bộ về tu dưỡng, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

Truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam

   Uống nước nhớ nguồn là một giá trị đạo đức truyền thống quý báu, được hình thành và phát triển từ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Giá trị ấy đã được phát triển lên một tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, truyền thống uống nước nhớ nguồn càng cần được giữ vững và phát huy, góp phần “đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” (1) tạo nên sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay

     ​​​​​​​Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 (1) đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và tác động đến mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa nghệ thuật (VHNT) của Việt Nam. Thực trạng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực VHNT bên cạnh một số chuyển biến mới vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế. Một số giải pháp chính đào tạo nguồn nhân lực VHNT thuật đáp ứng nhu cầu của CMCN 4.0 là đổi mới nội dung, đẩy mạnh phương thức đào tạo trực tuyến, đào tạo theo khung chuẩn quốc gia và khu vực, hiện đại hóa cơ sở vật chất, mở rộng giao lưu hợp tác trong nước và quốc tế, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ nghiên cứu giỏi.

Một số xu hướng mới của báo chí trực tuyến

     Trong giai đoạn hiện nay, việc đọc báo trực tuyến đã trở thành thói quen không thể thiếu của rất nhiều người. Với sự phong phú, cập nhật trong mọi lĩnh vực từ chính trị, xã hội, kinh tế, giải trí, thể thao, công nghệ… các trang báo trực tuyến đã thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày. Sự phát triển mạnh mẽ với sức lan tỏa nhanh chóng đó đã góp phần tạo nên một thị trường báo chí đa dạng, mới mẻ. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả, báo chí trực tuyến đang có những bước chuyển mình đáng ghi nhận.

Thực hiện tự chủ và quyền tự chủ đối với các cơ sở đào tạo đại học lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao

     ​​​​​​​Cùng với quá trình toàn cầu hóa, không chỉ giới hạn ở phương Tây, nhiều quốc gia châu Á hiện nay cũng đã nhận thức được yêu cầu phải đổi mới quản trị giáo dục đại học nhằm nâng cao hiệu quả, tăng sức cạnh tranh và thích ứng với đòi hỏi của thị trường giáo dục quốc tế. Hình thức quản lý tập trung tồn tại nhiều điểm yếu cố hữu, hạn chế khả năng phát triển năng động của hệ thống giáo dục. Trong bối cảnh đó, nhiều nước châu Á cũng đã tiếp nhận làn sóng cải cách mới theo hướng phi tập trung hóa và tăng quyền tự chủ cho các trường đại học. Ngày 19-11- 2018, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học (GDĐH), trong đó tập trung quy định về quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH đã đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ hơn trong việc thực hiện cơ chế tự chủ đại học ở Việt Nam. Các cơ sở GDĐH trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao cũng cần thực hiện những chuyển đổi mới này theo quy định của luật.