• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM

Kế thừa Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ 5 năm tới, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: các cấp, các ngành phải nhận thức đầy đủ và thực hiện có kết quả mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VỀ CHÍNH TRỊ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Xây dựng quân đội về chính trị là nội dung đặc biệt quan trọng trong di sản tư tưởng quân sự, tư tưởng về quân đội cách mạng của Hồ Chí Minh. Tư tưởng chiến lược này của Người không chỉ là phương hướng xuyên suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta hơn 72 năm qua, mà còn là cơ sở lý luận trực tiếp quan trọng để Đảng ta đề ra định hướng chiến lược cho sự nghiệp xây dựng quân đội trong thời kỳ mới.

NGHĨ VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu tháng 2 - 1930, là một tất yếu lịch sử, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, đây là quy luật hình thành Đảng ta. 87 năm qua, mỗi bước đi của cách mạng đều gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, là kết quả của công tác xây dựng Đảng. Trong quá trình xây dựng Đảng hiện nay, cùng với những tác động của tình hình thế giới và trong nước thì tác động của quy luật hình thành Đảng cũng luôn chi phối mạnh mẽ tới tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức trong công tác xây dựng Đảng.

XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐẢNG THEO TINH THẦN VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XII

Một trong những nội dung nổi bật, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam, mà còn với công tác xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng là quan điểm về xây dựng văn hóa Đảng. Văn hóa trong Đảng hay văn hóa Đảng mà trực tiếp, chủ yếu là văn hóa lãnh đạo, văn hóa cầm quyền của Đảng từng bước được xây dựng và phát huy vai trò to lớn trong tiến trình cách mạng nước ta.

VAI TRÒ CỦA CÔNG ƯỚC UNESCO 2005 TRONG ĐÀM PHÁN CÁC HIỆP ĐỊNH TỰ DO THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Trước nhu cầu bảo vệ bản sắc văn hóa, các nước cần một công cụ pháp lý quốc tế làm cơ sở để trao quyền cho các quốc gia trong việc duy trì và ban hành các chính sách bảo hộ nền văn hóa và sản xuất hàng hóa, dịch vụ văn hóa nội địa, tránh vi phạm những nguyên tắc đã được xác lập về tự do hóa thương mại khi tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đó là nguyên nhân đưa đến sự hình thành của Công ước UNESCO về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa vào năm 2005 (gọi tắt là Công ước 2005).

BỘ ĐỘI CỤ HỒ, GIÁ TRỊ ĐỘC ĐÁO CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM

Hình tượng bộ đội Cụ Hồ đã xuất hiện trong lịch sử hơn 70 năm qua, đã đi vào lịch sử, đời sống đất nước, cộng đồng một cách tự nhiên, trở thành giá trị văn hóa độc đáo, tiêu biểu của dân tộc ta. Đây là danh hiệu cao quý mà nhân dân ta dành tặng cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, thể hiện tình cảm yêu mến đặc biệt, niềm tin sâu sắc của nhân dân đối với quân đội.

GIÁO DỤC NHÂN CÁCH, ĐẠO ĐỨC ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nhấn mạnh phương hướng, nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam hiện nay là: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tạo điều kiện và môi trường để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật” (1). Như vậy, nhân cách luôn gắn liền với con người và văn hóa, đồng thời cũng trở thành một khái niệm quan trọng cần phải tìm hiểu.

XÂY DỰNG NHÂN CÁCH NGƯỜI CÁN BỘ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII

Đội ngũ cán bộ có vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ sự vận hành của xã hội. Đó là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là người truyền đạt và tổ chức nhân dân thực thi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời nắm bắt, phản hồi thông tin từ phía nhân dân để Đảng và Nhà nước có căn cứ hoạch định, điều chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Vì vậy, người cán bộ có nhân cách càng hoàn thiện thì càng tạo nên tư cách chủ thể trong hoạt động thực tiễn một cách độc lập, chủ động và mở rộng các quan hệ xã hội.

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về đạo đức cách mạng và giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đạo đức cách mạng được Người coi là cái gốc, điều kiện tiên quyết để cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân“ (1). Đây không chỉ là yêu cầu về phẩm chất, năng lực mà còn là vấn đề có tính nguyên tắc trong chỉ đạo nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

Bất cứ quốc gia và chế độ xã hội nào muốn tồn tại, phát triển bền vững và cường thịnh đều phải quan tâm tới việc chăm lo giáo dục cho thanh niên. Là rường cột của nước nhà, tương lai của dân tộc, thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định, phát triển vững bền của đất nước. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng với quốc tế, chịu sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường thì công tác giáo dục chính trị tư tưởng, trong đó có giáo dục đạo đức cho thanh niên có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong giáo dục đạo đức cho thanh niên sẽ góp phần hình thành lớp thanh niên vừa có đức vừa có tài cho sự nghiệp đổi mới đất nước.

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ VĂN HÓA THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Nguồn nhân lực quản lý văn hóa (QLVH) đã có sự phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, góp phần vào những thành tựu văn hóa chung của đất nước. Hoạt động đào tạo đã tạo ra nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất tốt đóng góp cho hoạt động QLVH nói chung. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập văn hóa toàn cầu, công tác đào tạo vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Đánh giá thực tế và đưa ra những biện pháp khoa học, hiệu quả nhằm thay đổi hoạt động đào tạo nguồn nhân lực QLVH ở Việt Nam là việc làm cần thiết, góp phần xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo đúng Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI đề ra.

NGUỒN LỰC VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Trong những nghiên cứu về nhân loại, C. Mác và Ph. Ăng ghen đã phát hiện văn hóa là lực lượng bản chất người của con người, là trình độ phát triển của con người và xã hội, được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống, hành động của con người, cũng như trong giá trị vật chất, tinh thần mà do con người sáng tạo ra. Văn hóa là tất cả mọi sản phẩm nhân hóa tự nhiên của lòai người trong lịch sử. Ban đầu (và cả về sau này nữa) văn hóa được hình thành và phát triển trong các mối quan hệ tương tác, ứng xử giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người, giữa con người với xã hội.