• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Những ký ức văn hóa

Ngày 5-6-1911, tại Bến Nhà Rồng, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống con tàu Amiral Latouche Treville, nhận việc làm phụ bếp để có điều kiện đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Cuộc trường chinh vĩ đại kéo dài 30 năm, dấu chân Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc đã in khắp năm châu bốn biển. Mùa xuân năm 1941, Người trở về Tổ quốc lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cho đến ngày “Bác đã lên đường, nhẹ bước tiên” (Tố Hữu – Bác ơi!), trong tâm khảm của Người chỉ có một nỗi niềm: Đến ngày đất nước hòa bình, thống nhất “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam – Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta” (Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Sáng ngời phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc của phong trào cách mạng thế giới TK XX, lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, một vĩ nhân đã suốt đời hoạt động và cống hiến sáng tạo cho cuộc đấu tranh vì con người, cho con người và giải phóng con người khỏi sự bần cùng, áp bức và sự tha hóa. Trong đời sống tinh thần của dân tộc ta, Hồ Chí Minh đã trở thành một tấm gương sáng ngời về tư tưởng, đạo đức và phong cách. Bài viết xin đề cập đến phong cách lãnh đạo của Người trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

Nhận diện và đấu tranh ngăn chặn, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật

Quan điểm sai trái, thù địch là những quan điểm nhằm tác động, chuyển hóa tư tưởng cán bộ, nhân dân, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nằm trong âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa, kìm hãm sự phát triển của đất nước, thúc đẩy thay đổi chế độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sự phát triển lý luận của Đảng về bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa và hội nhập, giao lưu quốc tế về văn hóa

Cùng với những thành tựu to lớn trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, lý luận về văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có bước phát triển mới. Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đến nay, Đảng ta đã tiếp tục bổ sung, phát triển làm sâu sắc hơn một số lý luận về văn hóa. Bài viết tập trung làm rõ sự phát triển lý luận của Đảng về bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và hội nhập, giao lưu quốc tế về văn hóa.

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong điều kiện hiện nay

Đối với dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành một truyền thống văn hóa tốt đẹp, là giá trị tinh thần to lớn vượt qua không gian và thời gian, đó không chỉ là tình cảm tự nhiên mà còn là sản phẩm tinh thần, được hun đúc bởi lịch sử đau thương và hào hùng của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước đó không chỉ dừng lại ở những tư tưởng, tình cảm thuần túy, mà còn được biểu hiện ở những hành động thiết thực của cá nhân và cộng đồng người (1), là sự thống nhất hữu cơ giữa tình cảm và lý trí, suy nghĩ và hành động, trở thành đạo lý sống của cá nhân và cộng đồng. Do vậy, có thể hiểu, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tổng hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí của con người Việt Nam, tạo thành động lực tinh thần to lớn thúc đẩy sự cống hiến sức lực, trí tuệ, xả thân vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.