• Diễn đàn văn hóa > Vấn đề sự kiện

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TÂY NGUYÊN

Trong nhiều năm qua, các thể chế, chính sách, đường lối của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI đều khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa, xây dựng con người, hoàn thiện đời sống văn hóa cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Do đó, đẩy mạnh hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình ở cơ sở, triển khai sâu rộng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, định hướng, quản lý các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân nói chung, nông dân nói riêng là một vấn đề quan trọng, cấp thiết. Điều này góp phần không nhỏ trong việc phát triển đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước, trong đó có Tây Nguyên, một vùng kinh tế, xã hội, văn hóa độc đáo

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NÔNG THÔN Ở BÌNH DƯƠNG THỜI HỘI NHẬP

Đời sống văn hóa nông thôn ở Bình Dương là tổng thể nhu cầu văn hóa của người dân nông thôn, các dạng hoạt động vật chất, tinh thần đáp ứng đời sống của cư dân, với các thiết chế, sản phẩm văn hóa nông thôn. Đó là kết quả của quá trình sáng tạo, tích lũy trong chuỗi hoạt động văn hóa của người dân nơi đây, kết tinh thành những giá trị, tạo lập nên chủ thể mới. Ngoài ra, đó còn là những tác động qua lại lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng, trực tiếp hình thành nhân cách, lối sống của người dân nông thôn, không tách rời các lĩnh vực của đời sống xã hội, các yếu tố cơ bản tạo nên văn hóa.

NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở BẮC GIANG

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ngày 14-7-2011, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 145-NQ/TU về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 với mục tiêu: xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao (1). Nghị quyết xác định nhiệm vụ chủ yếu: xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh; bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cách mạng...; nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Đẩy mạnh hoạt động truyền thanh, văn hóa, nghệ thuật và phong trào thể dục, thể thao quần chúng (2).

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

Đạo đức kinh doanh là các nguyên tắc, chuẩn mực được xã hội công nhận nhằm hướng dẫn, điều chỉnh, đánh giá và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh, đảm bảo giá trị, lợi ích của các bên trong hoạt động kinh tế. Nhìn từ góc độ văn hóa, đạo đức kinh doanh là yếu tố cốt lõi tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, làm giàu chính đáng, là vấn đề căn cốt quyết định hướng kinh doanh với tư cách của một yếu tố đầu vào cấu thành nên giá trị thương hiệu của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đạo đức kinh doanh chính là nền tảng của sự thành công trong phát triển bền vững, đảm bảo cho khả năng tạo lập một thị trường có tính minh bạch trong khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực xã hội. Không một pháp luật nào, dù hoàn thiện đến đâu chăng nữa có thể thay thế vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc tác động vào lương tâm, khuyến khích mọi người kinh doanh theo chữ tín.

TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, còn được gọi là cuộc cách mạng công nghệ, bắt đầu từ TK XXI, đặc trưng bởi sự hợp nhất, không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật số, sinh học, đã có những tác động to lớn đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường trên toàn cầu. Nó cải thiện tính linh hoạt, tốc độ, năng suất, chất lượng của quá trình sản xuất, thay thế dần các dây chuyền trước đây. Nhờ khả năng kết nối hàng tỷ người trên thế giới thông qua các thiết bị di động, khả năng tiếp cận được với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, công nghệ in 3 chiều, công nghệ nano, lưu trữ năng lượng, tính toán lượng tử... Trong sự tương tác với quá trình toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ có tác động mạnh đến tình hình Việt Nam.

NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA

Trong giai đoạn hiện nay, công nghiệp văn hóa (CNVH) trở thành một ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ, được ví như một ngành công nghiệp mềm, tạo sức mạnh hái ra tiền, thế nhưng vẫn còn khá mới mẻ đối với nước ta. Định hướng phát triển CNVH của Đảng trong Văn kiện Đại hội lần thứ XII là một mục tiêu quan trọng, cần thiết trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Việc phát huy nguồn lực con người trong phát triển CNVH đòi hỏi cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.

VỀ VIỆC XÂY DỰNG HỆ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới, tiếp tục phát triển nhận thức mang tính đột phá về nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người, trong đó có nội dung hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Quan điểm này là sự khẳng định mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn sự gắn kết trong mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu đó đồng thời thể hiện rõ quyết tâm chính trị rất cao của Đảng trong định hướng lãnh đạo toàn dân, toàn quân ta hiện thực hóa khát vọng được nung nấu trong nhiều thập kỷ đổi mới, qua nhiều kỳ Đại hội Đảng.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG DI TÍCH LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã sống và làm việc ở nhiều nơi, nhiều địa danh đã khắc ghi những đóng góp to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam. Để ghi nhớ, tri ân công lao to lớn của Người, Đảng, Nhà nước, nhân dân rất quan tâm, trân trọng giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Người. Theo số liệu thống kê riêng ở trong nước gần 685 di tích, địa điểm liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 32 tỉnh, thành phố, có 39 di tích đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa, trong đó 5 di tích được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt (1). Trong những năm qua, hệ thống di tích lưu niệm (DTLN) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các tầng lớp nhân dân. Mỗi DTLN Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trường học trực quan sinh động, những bài học về đạo đức, hiếm có nơi nào những bài học về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh lại có sức thuyết phục như chính những nơi Người đã từng sống và làm việc.

ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM

Kế thừa Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ 5 năm tới, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: các cấp, các ngành phải nhận thức đầy đủ và thực hiện có kết quả mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VỀ CHÍNH TRỊ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Xây dựng quân đội về chính trị là nội dung đặc biệt quan trọng trong di sản tư tưởng quân sự, tư tưởng về quân đội cách mạng của Hồ Chí Minh. Tư tưởng chiến lược này của Người không chỉ là phương hướng xuyên suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta hơn 72 năm qua, mà còn là cơ sở lý luận trực tiếp quan trọng để Đảng ta đề ra định hướng chiến lược cho sự nghiệp xây dựng quân đội trong thời kỳ mới.