• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

NHỮNG THAY ĐỔI CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC HIỆN ĐẠI

Qua nhiều giai đoạn phát triển, nghệ thuật điêu khắc hiện đại đã thay đổi cả về diện mạo, nội dung và phương thức thể hiện. Căn nguyên chính là bởi điều kiện xã hội, kinh tế và con người thay đổi trong những hoàn cảnh lịch sử mới. Bối cảnh khởi đầu cho sự thay đổi (đoạn tuyệt với truyền thống) được xem là thời điểm bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp và xã hội tại các nước phương Tây, bắt đầu khi cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 chấm dứt, nhân loại bắt đầu chuyển từ lao động bằng tay sang lao động bằng máy, từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.

NHỮNG PHỤ NỮ GẮN ĐỜI MÌNH VỚI BIỂN ĐẢO JEJU

Người nước ngoài thường biết đến đảo Jeju của Hàn Quốc như một thiên đường du lịch bậc nhất thế giới hiện nay nhưng không nhiều người biết những lam lũ của người dân nơi đây trong cuộc sống giữa biển khơi từ hàng trăm năm qua. Một phần làm nên hình ảnh Jeju lại chính là những người phụ nữ kiếm sống bằng nghề lặn biển, được gọi là người phụ nữ của biển (haenyeo). Họ biến công việc của mình thành một cái gì đó hơn chỉ là việc kiếm sống, thành một nét truyền thống và văn hóa bởi sự tiếp nối thế hệ.

YẾU TỐ NGHỆ THUẬT TRONG TẠO TÁC GIÁ TRỊ VẢI GẤM

Từ xa xưa, hàng dệt thủ công và tơ lụa nước ta đã trở thành một loại sản phẩm hàng hóa nổi tiếng được nhân dân trong nước sử dụng khá rộng rãi, còn xuất khẩu sang phương Tây và một số nước ở Đông Nam Á thông qua việc buôn bán, trao đổi tại các cảng biển Vạn Ninh, Vân Đồn (thuộc Quảng Ninh ngày nay). Sở dĩ có thị trường rộng lớn và được người tiêu dùng ưa chuộng như vậy là vì mặt hàng dệt tơ lụa của nước ta đa dạng, phong phú với nhiều chủng loại: lụa, là, gấm, vóc, the, lĩnh, quế, đoạn, sa, đũi, kỳ cầu… Riêng mặt hàng vải gấm là một loại hàng thủ công mỹ nghệ của ngành dệt truyền thống Việt Nam, được đánh giá cao bởi vẻ đẹp phong phú về màu sắc, đa dạng về họa tiết, hoa văn. Vải gấm đã được sử dụng độc quyền trong triều đình hoặc làm vật phẩm ban tặng cho các quan thời xưa.

NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ Ở XÃ NINH VÂN, HOA LƯ, NINH BÌNH

Xã Ninh Vân huyện Hoa Lư là một xã có giao thông thuận lợi, nằm ngay sát quốc lộ 1A cho nên hoạt động sản xuất, giao thương tạo nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội. Đây là nơi có nguồn nguyên liệu đá rất phong phú vì vậy từ xa xưa đã hình thành nên nghề truyền thống chế tác đá. Xã Ninh Vân có 10/12 thôn có nghề chạm khắc đá mỹ nghệ như: Đồng Quan, Thôn Thượng, Chấn Lữ, Dưỡng Hạ, Vũ Xá, Xuân Phúc, Thôn Hệ, Xuân Thành, Phú Lăng, Dưỡng Thượng. Hiện nay, đã có 3 làng Xuân Vũ, Dưỡng Thượng và Dưỡng Hạ đã được Nhà nước công nhận là làng nghề chế tác đá mỹ nghệ truyền thống. Chúng tôi tập trung khảo sát giới thiệu những sản phẩm tiêu biểu của làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Xuân Vũ. xem là địa điểm tập trung sản xuất và chế tác sản phẩm đá mỹ nghệ.

HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA CHIẾC BÌNH SỨ CỔ THỜI JOSEON

Chỉ với đôi chút nét hiện đại, nghệ nhân gốm Kwon Dae-sup đã làm cho chiếc bình trăng (moon jar) từ thời Joseon (1392 - 1910) trở nên mới mẻ, cập thời. Ông được tôn vinh bởi khả năng thể hiện vẻ thanh lịch, tao nhã vô đối của chiếc bình sứ tròn, màu trắng, có một không hai này. Ông bắt đầu sản xuất dạng bình này từ năm 1978 và nay, ông vẫn dành toàn bộ năng lượng sáng tạo của mình cho công việc duy nhất này. Phải mất gần 20 năm tìm hiểu, theo đuổi, áp dụng các công nghệ lò nung hiện đại, các phương pháp pha trộn đất mới, Kwon Dae-sup mới đủ tự tin giới thiệu triển lãm những chiếc bình trăng thời Joseon do ông tự tìm kiếm, học hỏi và nghiên cứu cách thực hiện.

Đưa sự quyến rũ của HANOK đến với đời

LTS: Kể từ số từ số 376, tháng 10- 2015 đến số 387, tháng 9 - 2016, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật trân trọng giới thiệu series 12 bài viết về cách Hàn Quốc đưa những nét văn hóa đặc sắc đến với chính người dân nước mình và thế giới, trong những năm đầu thập niên thứ hai, TK XXI.

Tranh lụa Việt Nam, từ chất liệu đến kỹ thuật

Trong lịch sử phát triển của nghệ thuật tạo hình, tranh lụa thường được nhắc đến ở một số nước ở phương Đông có nghề trồng dâu nuôi tằm như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Với đặc tính thoáng, nhiều ô trống, sợi dai nhưng mềm và mịn, lụa có độ thấm hút tốt, khó phai và chấp nhận được màu bôi lên nó mà vẫn đem lại cảm giác mềm mại, trong và sâu.

Nghệ thuật trang trí kiến trúc chùa Hương Vân

Chùa Hương Vân (còn gọi là chùa Triều Khúc) thuộc thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội. Căn cứ trên di tích và nền móng kiến trúc cổ, các nhà nghiên cứu mỹ thuật xác định niên đại chùa vào thời Lê - Mạc. Khoảng cuối TK XVI, dưới triều Mạc, chùa được sửa chữa, làm mới một vài bộ phận trong tổng thể kiến trúc. PhËt gi¸o lu«n ®Ò cao nç lùc vµ ý chÝ cña con ng­êi. Tư tưởng đó được thể hiện rõ nét với sự khái quát và phức hợp hóa biểu tượng trong hệ thống trang trí kiến trúc tôn giáo nói chung. Thấm đượm tư tưởng Phật pháp, các nghệ nhân xưa đã xây dựng và có ý thức trang trí kiến trúc chùa Hương Vân một cách tinh tế, độc đáo, thể hiện sự dung hòa giữa Nho - Phật - Đạo, coi trọng nhân và lấy đó làm trung tâm cho mọi ý tưởng.