• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

LEE UFAN ĐÁNH DẤU SỰ VÔ TẬN

Đây là tiêu đề triển lãm hồi cố giới thiệu 90 sáng tác bao gồm ký họa, hội họa, điêu khắc, từ đầu những năm 60 TKXX cho đến nay (1) của nghệ sĩ Hàn Quốc nổi tiếng Lee Ufan (sinh năm 1936), tại bảo tàng nghệ thuật đương đại danh tiếng Guggenheim ở New York, Mỹ. Triển lãm kéo dài trong vòng 3 tháng này đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách ghé thăm, một lần nữa khẳng định những giá trị nghệ thuật đóng góp cho thế giới của một người Hàn Quốc. Nghệ sĩ Lee Ufan chủ yếu hoạt động ở Nhật Bản và châu Âu.

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC HUẾ

Suốt hơn một thế kỷ qua, hình ảnh các công trình kiến trúc cung đình ở Huế vẫn tồn tại, hiện diện trong đời sống thường nhật của người dân Việt nói chung, người Huế nói riêng. Những công trình kiến trúc mang kiểu dáng triều đình đã phản ánh một diện mạo về mỹ thuật truyền thống Việt, như một dòng mạch ngầm được chung đúc từ mỹ thuật thời Lý, Trần rồi qua Lê tới Nguyễn, triều đại cuối cùng của xã hội phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên, những trang trí trên các công trình kiến trúc Huế cho phép chúng ta dễ dàng nhận diện phong cách của mỹ thuật TK XIX ở Huế.

TÌNH QUÂN DÂN TRONG TÁC PHẨM GIẶC ĐỐT LÀNG TÔI

Tình quân dân là một trong những đề tài được nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam quan tâm khai thác, đặc biệt là các họa sĩ trong thời kháng chiến, những người có lý tưởng lớn lao, có tinh thần dân tộc sâu sắc. Với bức tranh Giặc đốt làng tôi, Nguyễn Sáng đã gây chấn động vì tính chất bi hùng của tác phẩm. Bức tranh thể hiện cuộc gặp gỡ giữa đoàn quân tham gia chiến dịch với những người dân chạy giặc, một khoảnh khắc dù ngắn ngủi nhưng họa sĩ đã lột tả được toàn bộ hiện thực cuộc kháng chiến trường kỳ của cả dân tộc.

NGHỆ THUẬT CHỮ TRIỆN TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC THỜI NGUYỄN

Nghệ thuật chữ triện thời Nguyễn có tính khái quát cao. Những nghệ nhân người Việt sáng tạo và sắp xếp bố cục chữ được lồng ghép với các họa tiết trang trí đem lại giá trị tinh thần và làm phong phú hình thể của các kiểu thức. Phải chăng tính dân dã đã được gửi gắm, hòa quyện vào nghệ thuật chữ triện, được sắp xếp độc lập, đơn lẻ hoặc có sự kết hợp hài hòa, tài tình giữa hệ thảo mộc và động vật trong thiên nhiên, trên các chất liệu như gỗ, sơn son thếp vàng, vôi vữa, ghép sành sứ trong trang trí ở các dạng ô hộc tại nhiều di tích ở cố đô Huế.

ĐẶC TRƯNG CỦA NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GỐM BIÊN HÒA

Từ những năm đầu của TK XX, gốm Biên Hòa đã đạt được những thành tựu rực rỡ với nhiều giải thưởng tại các hội chợ quốc tế. Đã có nhiều nghiên cứu, bài viết giới thiệu, mô tả và phân tích về nghệ thuật gốm Biên Hòa, dần làm lộ diện và giải mã đa dạng vẻ đẹp của gốm Biên Hòa. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin điểm qua một số nét đặc trưng của nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa từ một góc nhìn văn hóa.

CHUYỂN BIẾN KHÔNG GIAN TẠO HÌNH TRONG TRANH SƠN DẦU

Đã thành thông lệ, triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015 vốn là triển lãm mỹ thuật toàn quốc định kỳ 5 năm, là sự biểu dương lực lượng sáng tác và là ngày hội của giới mỹ thuật. Triển lãm để lại không chỉ cảm xúc mà còn nhiều băn khoăn, trăn trở cho giới mỹ thuật và công chúng về sự chuyển mình của mỹ thuật Việt Nam sau mỗi chặng đường. Xét ở góc độ chất liệu, trong thực tế sáng tác hội họa hiện nay ở nước ta, sơn dầu vẫn là chất liệu phổ biến, được đa số các họa sĩ sử dụng. Thực tế này được phản ánh rõ nét trong triển lãm với 128/409 tác phẩm sử dụng chất liệu sơn dầu, bên cạnh rất nhiều chất liệu khác của hội họa, đồ họa, điêu khắc, các hình thức nghệ thuật đương đại.

SÂN NHÀ TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC

Tôi là một thợ mộc chuyên dựng nhà truyền thống Hàn Quốc. Tôi theo nghề cha truyền con nối đã qua năm thế hệ của gia đình. Trong suốt hai mươi năm qua, tôi đi mòn đế giày để kiếm tìm phần sót lại của những ngôi nhà truyền thống nằm rải rác khắp cả nước. Ở đó, không chỉ có các công trình bằng gỗ hấp dẫn trái tim, con mắt tôi. Cuộc hành hương không ngừng nghỉ này của tôi bắt đầu từ một sự đánh thức lạ thường khi đứng trong sân một ngôi đền tọa lạc trên núi.

THÔNG ĐIỆP TỪ CỔ VẬT CHÙA HỘI THƯỢNG

Trong quá trình điền dã, khảo cứu hệ thống giá trị di sản văn hóa vật thể trên địa bàn làng Thượng An, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã phát hiện tại chùa Hội Thượng (có tên khác là Niệm phật đường An Cát) đang lưu giữ những cổ vật đồng (vạc, chuông) được đúc vào thời vua Minh Mạng (1820 - 1840). Hiện nay, việc lưu giữ được những cổ vật trong dân gian là điều đáng quý; nhưng việc hiện diện chiếc vạc đồng thời Nguyễn, vốn được xem là biểu tượng quyền uy của triều đại, là vật tượng trưng cho cơ nghiệp thiên tử trong ngôi chùa cổ cũng đặt ra nhiều câu hỏi cần giải đáp. Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu giúp chúng tôi đồng thời phát hiện ra nhiều điều thú vị về ngôi chùa cổ này.

DIỄN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TƯỢNG ĐÀI VIỆT NAM

Tượng đài xuất hiện ở Việt Nam với nhiều ý nghĩa và có giá trị văn hóa trong từng giai đoạn lịch sử. Trong diễn trình phát triển, tượng đài ở Việt Nam đã được định hình với rất nhiều chủ đề và được biểu đạt với nhiều ngôn ngữ tạo hình khác nhau. Bài viết là một trình bày khái quát về tượng đài, sự xuất hiện và phát triển của tượng đài ở Việt Nam.

APT VÀ NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM

Asia - Paciffic Triennial (APT) là liên hoan nghệ thuật đương đại định kỳ 3 năm giới thiệu sáng tác của các nghệ sĩ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, do Queensland Art Gallery (QAGOMA, Australia) tổ chức. Được khởi động từ năm 1993, APT đang trải qua kỳ tổ chức thứ tám (APT8), từ ngày 21- 11- 2015 đến ngày 10 - 4 - 2016. Đây cũng là kỳ liên hoan được dự báo có số lượng khán giả đông kỷ lục, khi ngay trong hai ngày đầu tiên mở cửa chính thức đón công chúng, ngày 22 và 23 -11- 2015, đã có hơn 32 nghìn lượt khách tham quan, trong đó có hơn 2.400 trẻ em, những con số lớn nhất trong thống kê liên quan qua các kỳ APT.

NHỮNG THAY ĐỔI CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC HIỆN ĐẠI

Qua nhiều giai đoạn phát triển, nghệ thuật điêu khắc hiện đại đã thay đổi cả về diện mạo, nội dung và phương thức thể hiện. Căn nguyên chính là bởi điều kiện xã hội, kinh tế và con người thay đổi trong những hoàn cảnh lịch sử mới. Bối cảnh khởi đầu cho sự thay đổi (đoạn tuyệt với truyền thống) được xem là thời điểm bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp và xã hội tại các nước phương Tây, bắt đầu khi cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 chấm dứt, nhân loại bắt đầu chuyển từ lao động bằng tay sang lao động bằng máy, từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.

NHỮNG PHỤ NỮ GẮN ĐỜI MÌNH VỚI BIỂN ĐẢO JEJU

Người nước ngoài thường biết đến đảo Jeju của Hàn Quốc như một thiên đường du lịch bậc nhất thế giới hiện nay nhưng không nhiều người biết những lam lũ của người dân nơi đây trong cuộc sống giữa biển khơi từ hàng trăm năm qua. Một phần làm nên hình ảnh Jeju lại chính là những người phụ nữ kiếm sống bằng nghề lặn biển, được gọi là người phụ nữ của biển (haenyeo). Họ biến công việc của mình thành một cái gì đó hơn chỉ là việc kiếm sống, thành một nét truyền thống và văn hóa bởi sự tiếp nối thế hệ.