• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

HỌA SĨ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA DÒNG TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM

Lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại đã tiếp thu nhiều tư tưởng nghệ thuật từ phương Tây, đặc biệt ảnh hưởng rất lớn từ nền nghệ thuật hội họa Pháp. Tuy nhiên ngoài sự tiếp nhận, các họa sĩ Việt Nam còn sáng tạo ra một chất liệu hội họa mới cho nền nghệ thuật hội họa Việt Nam, đó là chất liệu sơn mài. Đây là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) một nghề thủ công truyền thống của người Việt, được nghệ sĩ tạo hình kết hợp thành chất liệu để làm ra tranh sơn mài. Trải qua gần một thế kỷ hình thành và phát triển của dòng tranh sơn mài, mỹ thuật Việt Nam có quyền tự hào về nghệ thuật sơn mài đã được nhiều nơi trên thế giới đón nhận. Một số tác phẩm đã trở thành bảo vật Quốc gia của Việt Nam.

HÌNH TƯỢNG CÁ TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC THỜI NGUYỄN

Trong hệ thống hoa văn trang trí của kiến trúc truyền thống Việt Nam, hình tượng con cá, cụ thể là cá chép, rất phổ biến. Cá thường gắn với biểu tượng của nguồn nước, luôn mang sự may mắn và báo hiệu điềm lành, sự trường thọ. Với mỹ thuật Huế nói riêng, hình tượng con cá trở thành đề tài nở rộ, phong phú, được trang trí trên nhiều vị trí kiến trúc cung đình với nhiều chất liệu và hình thức biểu đạt khác nhau. Hình tượng cá đã góp phần tạo hiệu quả thẩm mỹ trong tạo hình, phản ánh được ý nghĩa tâm linh để từ đó thống nhất trong tư tưởng chủ đề.

DI SẢN PHỦ ĐỆ TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ, TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI

Phủ đệ là tên gọi chung chỉ những ngôi nhà được dựng lên khi các hoàng tử, công chúa đến tuổi trưởng thành, được nhà vua cho phép ra ở riêng. Sau khi các ông hoàng, bà chúa ấy qua đời, tòa chính đường trong phủ, nơi ở lúc sinh thời của họ, trở thành nơi thờ tự vong linh của chính họ. Phủ đệ luôn được xem là di sản văn hóa sống động của đất cố đô Huế, có từ đầu triều Nguyễn, và vẫn còn tồn tại khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. Phủ đệ mang nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa nghệ thuật độc đáo, tạo nên bản sắc văn hóa Huế, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế.

YẾU TỐ SẮP ĐẶT VÀ POP ART TRONG TRIỂN LÃM GÀ CỦA ĐINH CÔNG ĐẠT

Từ năm 2000 đến nay, bên cạnh điêu khắc sáng tác theo lối tạo hình truyền thống, đã xuất hiện những tác phẩm sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật đương đại,từ chất liệu, kỹ thuật đến không gian trưng bày, tạo được hiệu quả thị giác và sự tương tác với người xem. Đó là sự kết hợp của những yếu tố sắp đặt, pop art trong nghệ thuật điêu khắc, tạo tính đa dạng, sinh động, mang màu sắc hài hước dí dỏm cho những câu chuyện đương thời. Một trong những nghệ sĩ tạo được dấu ấn với công chúng trong phong cách nghệ thuật điêu khắc này là Đinh Công Đạt. Vốn nổi tiếng với hình tượng các loài côn trùng và động vật trên chất liệu kim loại nhưng ở triển lãm Gà: chip, chic, chicky, tổ chức tại viện Goethe, Hà Nội, tháng 6 - 2011, anh đã thể nghiệm khá ấn tượng các tác phẩm điêu khắc giấy bìa qua sắp đặt một trang trại gà, gợi nhiều ẩn dụ về cuộc sống.

TƯỢNG THÚ ĐÁ TRONG ĐIÊU KHẮC CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI VIỆT

Hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân mua những tượng thú có xuất xứ từ nước ngoài mang về nhà trưng bày hoặc cúng tiến các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, tưởng niệm... Việc làm này không những vô tình đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc mà còn lãng quên đi những giá trị đặc trưng của nền nghệ thuật điêu khắc cổ truyền. Bài viết này sẽ đề cập đến một số giá trị đặc trưng của tạo hình ở tượng thú trong nền điêu khắc cổ truyền, qua đó nói lên những giá trị thẩm mỹ đặc sắc trong điêu khắc của người Việt và hoàn toàn phù hợp với cuộc sống hiện đại hôm nay.

NGHỆ THUẬT TRANH CỔ ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 - 1985

Ông Dominic Scriven - Giám đốc quỹ đầu tư danh tiếng Dragon Capital, là một người Anh nhưng rất đam mê và sưu tầm tranh cổ động của Việt Nam, đã từng nói “Nghệ thuật tranh cổ động của Việt Nam vô cùng độc đáo, bản thân nghệ thuật cổ động rất đặc biệt bởi nó chỉ tồn tại ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN). Tuy nhiên, tranh cổ động Việt Nam có phong cách hoàn toàn khác hẳn, những bức tranh cổ động Việt Nam đầy màu sắc và có sức thuyết phục mạnh mẽ nhưng lại không hề phô trương... Tranh cổ động Việt Nam thuộc về một thời kỳ cũ nhưng thông điệp của nó thì vượt lên trên thời gian” (1).

NHÌN LẠI XU HƯỚNG TỐI GIẢN CỦA HỘI HỌA VÀ ĐIÊU KHẮC Ở VIỆT NAM

Nghệ thuật tối giản (minnimal art) là chủ trương giản lược hóa hình tượng, đến mức chỉ còn là một khối vuông, khối dẹt, hay khối kỷ hà, nhân lên nhiều bản giống nhau, bày thành một dãy theo phương pháp module của công nghiệp hay kiến trúc (1). Tối giản trở thành xu hướng trên thế giới, bắt đầu từ Mỹ trong thập niên 60 TK XX. Ở Việt Nam, nghệ thuật tối giản được các nghệ sĩ hội họa và điêu khắc áp dụng từ rất sớm và để lại những thành công nhất định. Bài viết góp một cái nhìn lại xu hướng tối giản ở hai lĩnh vực hội họa và điêu khắc, để thấy rõ hơn sự vận động của nó trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại và đương đại.

NGHỆ THUẬT ĐỒ HỌA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ 1986 ĐẾN NAY

Có thể nói, năm 1986 với chính sách mở cửa và hội nhập là bước ngoặt lịch sử, mở đầu cho thời kỳ đổi mới của đất nước. Hoạt động văn hóa nghệ thuật bắt đầu có sự bùng nổ, phát triển qua nhiều mặt. Văn hóa ngày càng gắn liền hơn với thị trường và mục tiêu đào tạo. Các cơ sở đào tạo mỹ thuật cũng thay đổi tư duy, nội dung và phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế trong xã hội. Hình thức hoạt động của các Hội chuyên ngành từng bước đi vào chiều sâu, mang tính chuyên nghiệp hơn. Các hình thức đầu tư cho sáng tác được đổi mới, đồng thời khuyến khích và đề cao tự do trong sáng tạo nghệ thuật.

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TRANH SƠN DẦU GIAI ĐOẠN 1986 - 2016

Công cuộc đổi mới ảnh hưởng không nhỏ tới văn hóa nghệ thuật trong đó có mỹ thuật. Một thế hệ họa sĩ thời kỳ đổi mới đã hình thành, tạo nên diện mạo mỹ thuật đương đại Việt Nam đa dạng và có dấu ấn cá nhân của tác giả. Lĩnh vực hội họa có thể nói chiếm ưu thế lớn trên mọi diễn đàn về mỹ thuật Việt Nam thời kỳ này. Các tác phẩm hội họa thể hiện sự phản ánh trung thực cuộc sống ở tất cả các góc độ, thực tại bên trong của sự vật, người xem cảm nhận phần nào những cảm hứng sáng tác của nghệ sĩ luôn gắn liền với đời sống, với thời đại.