• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

Phê bình mỹ thuật ở Việt Nam, thực trạng hoạt động và giải pháp thay đổi

Trong bối cảnh đất nước mở cửa giao lưu quốc tế, thực tiễn sáng tác mỹ thuật đặt ra nhiều vấn đề cần phải có sự đúc kết, lý giải, đánh giá. Tuy nhiên, phần lớn các bài viết lý luận, phê bình mới dừng ở mức độ mô tả, thông tin giới thiệu mà thiếu tính lý luận hay những kiến giải sâu sắc, đóng góp cho sự phát triển của Mỹ thuật Việt Nam. Phê bình mỹ thuật ở Việt Nam thực sự chưa là một nghề mặc dù Viện Mỹ thuật (nay trực thuộc Đại học Mỹ thuật Việt Nam) được thành lập từ năm 1962, khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật cũng đã được thành lập tại một số trường đào tạo về mỹ thuật trên cả nước. Đây là điều thiệt thòi cho chính mỹ thuật Việt Nam. Thực tế này phần nào được giải thích bởi những khoảng trống trong ngành nghiên cứu và phê bình mỹ thuật ở Việt Nam, như kiến giải khái lược trong bài viết dưới đây.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THUẬT NGỮ THỜI TRANG

Thời trang vừa là biểu tượng thời thượng của xã hội hiện đại, vừa là một lĩnh vực chuyên môn. Cũng như bất kỳ một lĩnh vực chuyên môn nào khác, ngành thời trang cũng chứa đựng những khái niệm, phạm trù riêng biệt. Thuật ngữ thời trang mang chức năng thể hiện những khái niệm và phạm trù đó. Bài viết giới thiệu bức tranh khái quát về lịch sử ra đời và phát triển của thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt, nhằm góp phần vào công tác nghiên cứu về thời trang nói chung và thuật ngữ thời trang nói riêng. Thời trang được đặt cạnh những ngành nghề thuộc về thiết kế như kiến trúc, nội thất, đồ họa hay tạo dáng… nằm trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, dĩ nhiên, được coi là một nghệ thuật sáng tạo trên vải vóc. Hòa cùng sự phát triển chung của khoa học, công nghệ và kỹ thuật, ngành công nghiệp thời trang đã có những bước tiến bộ mạnh mẽ trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong những năm qua.

Nghệ thuật tạo dáng trên gốm Phùng Nguyên

Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa gốm đặc sắc, xuất hiện ở khu vực miền Bắc Việt Nam cách đây 10.000 năm, liên tục biến đổi và phát triển cho tới ngày nay. Đồ gốm đóng vai trò quan trọng trong hầu hết lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của người Việt, với nhiều nền văn hóa gốm tiền và sơ sử như Hoa Lộc, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Bàu Tró... Trong đó, văn hóa Phùng Nguyên được coi là nổi bật bởi khả năng chế tác đồ gốm đạt đến đỉnh cao về kỹ thuật và nghệ thuật, được phân bố ở các địa điểm mà hiện nay thuộc Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, tập trung nhiều nhất ở lưu vực sông Đà, sông Hồng, sông Lô, sông Thao. Trong những năm gần đây, chưa có đồ gốm thời tiền và sơ sử nào ở Việt Nam được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều như đồ gốm giai đoạn Phùng Nguyên. Điều này chứng tỏ đồ gốm Phùng Nguyên có những giá trị độc đáo, đặc sắc, trong đó nghệ thuật tạo dáng đóng vai trò then chốt.

Để tác phẩm mỹ thuật Việt Nam thực sự có giá trị đầu tư

Trong vòng hai năm trở lại đây, việc kinh doanh các tác phẩm mỹ thuật của người Việt, đặc biệt là các họa sĩ từng học Trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương và tiếp sau đó là họa sĩ tham gia kháng chiến chống Pháp, trở thành một hoạt động được chính người Việt Nam hào hứng hơn bao giờ hết. Cùng với sự xuất hiện công khai của các nhà sưu tập trong nước là sự xuất hiện của cùng lúc đến ba nhà đấu giá mỹ thuật ở Hà Nội và TP.HCM cùng trong năm 2016, bên cạnh mô hình làm sách - triển lãm bộ sưu tập nhằm thúc đẩy danh tiếng và trị giá của bộ sưu tập. Giữa tháng 5 - 2018, một nhà đấu giá mỹ thuật và cổ vật lại ra mắt ở Hà Nội, như một cú hích cho sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong một lĩnh vực đầu tư được cho là mới mẻ và hấp dẫn này ở Việt Nam. Tuy nhiên, phía sau những hào nhoáng thông tin về các phiên đấu giá thu về hàng chục tỉ đồng, hàng trăm ngàn đô la Mỹ là rất nhiều vấn đề lớn còn bị bỏ ngỏ.

TÍNH BIỂU CẢM TRONG CHẤT LIỆU TRANG TRÍ ĐIỆN BIỂU ĐỨC

Điện Biểu Đức là nơi thờ vua Thiệu Trị (1807- 1847), vị hoàng đế thứ ba của vương triều Nguyễn. Nơi đây chứa đựng những giá trị nghệ thuật tạo hình đa dạng và đặc sắc, hoa văn, kiểu thức và chất liệu trang trí ngoại thất hài hòa với cảnh quan, tạo nên vẻ đẹp có giá trị nghệ thuật cao.

SỰ XỐC NỔI VÀ VỮNG VÀNG CỦA HỘI HỌA SƠN MÀI HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC

LTS: VHNT giới thiệu đến bạn đọc phần cuối bài viết nghiên cứu của một giáo sư nghệ thuật Trung Quốc về tiến trình của hội họa sơn mài hiện đại Trung Quốc (1), để thấy những thăng trầm của loại hình mỹ thuật này trong bối cảnh cơ chế thị trường và sự can thiệp của đồng tiền và công nghệ đối với nghệ thuật truyền thống. Từ những điểm tương đồng cũng như kinh nghiệm vượt qua trở ngại của đồng tiền của họa sĩ sơn mài Trung Quốc hiện nay được đề cập đến trong bài viết này, hy vọng giới mỹ thuật và họa sĩ sơn mài Việt Nam rút ra được cho mình những bài học quý và tiếp tục vững bước trên con đường nghệ thuật đã rất giàu có thành tựu của chúng ta.

SỰ ĐỘC LẬP VÀ HUY HOÀNG CỦA SƠN MÀI HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC

LTS: Sơn mài là chất liệu thủ công mỹ nghệ lâu đời trong khu vực Đông Á. Ở nhiều nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực này, không ít họa sĩ nỗ lực biến sơn mài trở thành một phần hữu cơ của nghệ thuật tạo hình hiện đại, nhưng không phải tất cả đều thành công. Trong tương quan này, Việt Nam được nhắc đến như một đất nước chứa đựng kho báu hội họa sơn mài hiện đại với nhiều họa sĩ tài năng: Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tiến Chung, Phạm Hậu... Bên cạnh chúng ta, vẫn có những nền hội họa sơn mài liên tục vận động và tiến triển mạnh mẽ. Biết rõ hơn về họ để ta càng phải cố gắng tránh tụt hậu. VHNT giới thiệu đến bạn đọc bài viết nghiên cứu của một giáo sư nghệ thuật về tiến trình của hội họa sơn mài hiện đại Trung Quốc (1), để thấy những nỗ lực nghiên cứu, thể nghiệm sáng tạo với chất liệu này của họa sĩ Trung Quốc là rất lớn. Họ cũng từng cử người sang Hà Nội học hỏi về kỹ thuật tạo hình của họa sĩ sơn mài Việt Nam, từ đầu những năm 60 TK XX.

LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN CHO CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG

Hầu hết các làng nghề truyền thống ở nước ta vẫn duy trì dạy nghề theo phương thức truyền kinh nghiệm giữa người đời trước với người đời sau. Bên cạnh những hiệu quả đã đạt được trong nhiều thế kỷ qua, cách truyền dạy này còn tồn tại không ít những hạn chế như: không bao quát được tri thức nghề, thiếu hệ thống cơ sở lý thuyết, phương thức thực hành thiếu khoa học… Trước thực trạng đó, phương pháp liên kết đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho các làng nghề được xem là phương pháp thích hợp, nhằm tạo ra những thế hệ thợ nghề vừa có tay nghề cao, vừa có thẩm mỹ phù hợp với thị hiếu của xã hội hiện nay.

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TƯ DUY HỘI HỌA CỦA TRẺ EM

Theo nhiều nhà nghiên cứu, tranh vẽ của trẻ em được hình thành và phát triển theo các lứa tuổi khác nhau và ở mỗi lứa tuổi, đều có sự hoàn thiện riêng, trên cơ sở của những hoàn thiện trước đó. Trong bài nghiên cứu này, tôi đưa ra một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tiêu biểu cùng quan tâm khá sâu sắc đến vấn đề này. Họ đều có một mục đích chung là tìm hiểu, thực hành, phân tích tranh trẻ em vẽ theo nhiều lứa tuổi khác nhau.

KHÔNG GIAN TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH LÊ BÁ ĐẢNG

Kể từ sau khi tốt nghiệp học viện Nghệ thuật Toulouse, Pháp, năm 1948, họa sĩ Lê Bá Đảng (1921 - 2015) đã thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm và khám phá nghệ thuật. Từ triển lãm cá nhân đầu tiên vào năm 1950 và liên tiếp những triển lãm tiếp sau đó, ông đã tạo được những dấu ấn trong việc biểu đạt ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình mới. Phong cách nghệ thuật của ông là sự kết tinh tinh hoa của hai trường phái hội họa Đông - Tây và kết hợp nhiều loại hình trong một tác phẩm. Lối tạo hình và biểu hiện đặc biệt này đã giúp đưa tên tuổi ông được ông vinh danh trên toàn thế giới. Lê Bá Đảng đã đóng góp một phần rất lớn vào hình hài nghệ thuật tạo hình hiện đại Việt Nam TK XX. Kỷ niệm ba năm ngày mất của họa sĩ tài danh này, VHNT giới thiệu tới bạn đọc một nghiên cứu bước đầu về yếu tố không gian trong nghệ thuật tạo hình của ông (1).