• Nghệ thuật > Mỹ thuật, kiến trúc

Hội họa Việt Nam đương đại, diễn trình hội nhập và phát triển

Hội họa Việt Nam đã có một giai đoạn được coi là bùng nổ và phát triển mạnh mẽ tại thời điểm đất nước mở cửa, hội nhấp quốc tế. Từ đây, xuất hiện một lớp nghệ sĩ độc lập, sống bằng lao động nghệ thuật chuyên nghiệp. Các họa sĩ được tự do thể hiện thái độ và tinh thần cá nhân trong sáng tác của mình, dẫn đến một khái niệm và sự cảm nhận dòng mỹ thuật đương đại Việt Nam. Tuy còn có những ý kiến trái chiều nhưng tất cả đều dẫn đến một sự thừa nhận có chuyển biến về quan niệm, nội dung, ngôn ngữ, hình thức, chất liệu trong tác phẩm hội họa Việt Nam.

Sơn mài trong mỹ thuật ứng dụng

Bên cạnh sự có mặt của các sản phẩm sơn mài mỹ nghệ truyền thống và các sản phẩm xuất khẩu tại các làng nghề, còn có các sản phẩm sơn mài của nhiều thế hệ họa sĩ sáng tác phục vụ đời sống, mang tính chuyên nghiệp, gọi là sơn mài mỹ thuật ứng dụng. Đó là những thế hệ họa sĩ đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam) như Lê Phổ, Phạm Hậu, Lê Quốc Lộc, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Tư Nghiêm… Cùng với các bậc tiền bối, những thế hệ họa sĩ được đào tạo tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội (ĐHMTCN) tiếp tục phát triển sản phẩm chất liệu sơn mài mang tính nghệ thuật cao, tạo nên một dòng sản phẩm có đặc điểm riêng, vừa mang yếu tố tạo hình, màu sắc trang trí, mang tính dân tộc vừa thể hiện vẻ đẹp riêng biệt.

Thang Trần Phềnh (1895-1973), một góp ý về tư liệu nghiên cứu tác giả mỹ thuật

LTS: Trong hai tháng 8 và 9-2018, một chuỗi hoạt động giới thiệu cuốn sách Thang Trần Phềnh (1895 - 1973) (1), được thực hiện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, công bố nhiều tư liệu nghiên cứu có giá trị về cuộc đời, sự nghiệp mỹ thuật của họa sĩ Thang Trần Phềnh, một trong số ít ỏi những họa sĩ ở buổi đầu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Điều đáng kể, nơi hiếm hoi lưu trữ tác phẩm và một số văn bản tài liệu quan trọng về họa sĩ Thang Trần Phềnh lại chính là Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật nhận được bài viết xác thực lại một số thông tin trong cuốn sách, căn cứ vào nguồn tài liệu từ bảo tàng. Với tiêu chí tôn trọng các trao đổi mang tính chất khoa học trong nghiên cứu, chúng tôi đăng tải bài viết này và hy vọng tiếp tục nhận được những trao đổi khác của tác giả cuốn sách và bạn đọc quan tâm.

Hình tượng yak trong mỹ thuật Phật giáo Theravada Thái Lan và Khơme Nam Bộ

Văn hóa Thái Lan và Khơme được kết hợp hài hòa bởi văn hóa truyền thống, văn hóa Bà la môn giáo và Phật giáo Theravada. Đặc biệt, dấu ấn của Bà la môn giáo vẫn còn được thể hiện khá đậm nét trong nghệ thuật tạo hình ở chùa, nghệ thuật diễn xướng trên sân khấu. Một trong số các hình tượng của văn hóa Bà la môn giáo trong đời sống của cư dân Thái và Khơme là hình tượng Yak (1). Hình tượng này xuất hiện với chức năng như vị Hộ pháp bảo vệ người dân, bảo vệ chùa. Điều này cho thấy vai trò của Yak đã bị Phật giáo chi phối, bao trùm lên trên và Yak chỉ có ý nghĩa biểu trưng phục vụ cho điều thiện, điều lành.

Thủ pháp nghệ thuật trong trang trí pháp lam Huế thế kỷ XIX

Các tác phẩm trang trí bằng pháp lam thời Nguyễn ở Huế TK XIX cho chúng ta thấy những sự va đập về chất, về tính biểu hiện song không làm mất đi biểu cảm nghệ thuật của tác phẩm mà ngược lại, chúng tôn vinh lẫn nhau, đối lập trong một khả năng biểu hiện cái đẹp chung của nghệ thuật. Điều đó đã tạo nên một vẻ đẹp, một thủ pháp nghệ thuật độc đáo, nâng tầm giá trị về mặt thẩm mỹ cho các tác phẩm pháp lam, góp phần tích cực cho sức sáng tạo và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Những tác phẩm điêu khắc ngoài trời trong không gian đô thị

Nếu vào internet, gõ từ khóa trại sáng tác điêu khắc, sẽ có được hàng trăm kết quả khác nhau về trại sáng tác điêu khắc trong nước và điêu khắc quốc tế từng được được tổ chức tại Việt Nam. Nhưng sau các buổi khai mạc, bế mạc với những hứa hẹn đầy triển vọng của nhiều vị lãnh đạo, cùng bao tâm huyết, hăm hở, háo hức sáng tác, bao giọt mồ hôi vất vả của nghệ sĩ và công nhân thi công, không ít nhà điêu khắc đã từng phải ngậm ngùi nỗi buồn khi chứng kiến tác phẩm của mình nằm la liệt ngay nơi chúng được khai sinh, dần hư hỏng vì dãi nắng dầm mưa.

Sáng tác minh họa trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội những năm gần đây

Tạp chí Văn nghệ Quân đội  (1), ngay từ khi ra đời, năm 1957, đã sử dụng tranh minh họa như là mảnh ghép nghệ thuật hoàn hảo cho những sáng tác được lựa chọn giới thiệu. Đến nay, những minh họa trên tạp chí này vẫn có nội dung bám sát, bắt kịp thời đại, đặc biệt những tác phẩm dành riêng cho từng chuyên mục như bìa, mục thơ, truyện ngắn… Minh họa trên tạp chí Văn nghệ Quân đội từng bước được thay đổi về kỹ thuật và bút pháp thể hiện. Trong sự phát triển của đất nước, trên con đường toàn cầu hóa, công nghệ thông tin tác động tích cực đến quá trình sáng tác của các họa sĩ vẽ minh họa. Bài viết tập trung bàn về tính thời đại trong sáng tác minh họa trên tạp chí Văn nghệ Quân đội thông qua một số chuyên mục tiêu biểu.

Ứng dụng mô phỏng thiên nhiên trong thiết kế tạo dáng

Ngày nay, nhịp sống công nghiệp và văn hóa tiêu dùng hiện đại đã làm thay đổi và mất đi nhiều giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt, những giá trị gắn liền với môi trường thiên nhiên và hệ sinh thái. Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay, ở nước ta mỹ thuật và mỹ thuật ứng dụng có xu hướng đi vào trừu tượng, ít thu hút được sự quan tâm của công chúng và chưa tìm được con đường phát triển bền vững. Với thực tế hiện nay, con người cần phải có những nghiên cứu toàn diện về giới tự nhiên, qua đó, sẽ nhận thấy thiên nhiên chính là bậc thày trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Nghiên cứu học hỏi thiên nhiên không chỉ là nhiệm vụ của các nhà khoa học tự nhiên mà cũng là yêu cầu cấp bách đối với các nhà khoa học trong lĩnh vực thiết kế, nghệ thuật, nhất là đối với họa sĩ mỹ thuật công nghiệp. Việc nghiên cứu ứng dụng thiên nhiên vào thiết kế sáng tạo cần được coi trọng bởi thiên nhiên vẫn luôn là đối tượng tạo nên nguồn cảm hứng vô tận đối với lĩnh vực sáng tác nghệ thuật ở nước ta.

Nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc đình Hùng Lô

Ngôi đình cổ Hùng Lô, được khởi dựng năm 1697, nay thuộc địa phận xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là một ngôi đình mang phong cách chạm khắc độc đáo ở Phú Thọ nói riêng và cũng là ngôi đình mang phong cách chạm khắc tiêu biểu của xứ Đoài vào cuối TK XVII.

Phê bình mỹ thuật ở Việt Nam, thực trạng hoạt động và giải pháp thay đổi

Trong bối cảnh đất nước mở cửa giao lưu quốc tế, thực tiễn sáng tác mỹ thuật đặt ra nhiều vấn đề cần phải có sự đúc kết, lý giải, đánh giá. Tuy nhiên, phần lớn các bài viết lý luận, phê bình mới dừng ở mức độ mô tả, thông tin giới thiệu mà thiếu tính lý luận hay những kiến giải sâu sắc, đóng góp cho sự phát triển của Mỹ thuật Việt Nam. Phê bình mỹ thuật ở Việt Nam thực sự chưa là một nghề mặc dù Viện Mỹ thuật (nay trực thuộc Đại học Mỹ thuật Việt Nam) được thành lập từ năm 1962, khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật cũng đã được thành lập tại một số trường đào tạo về mỹ thuật trên cả nước. Đây là điều thiệt thòi cho chính mỹ thuật Việt Nam. Thực tế này phần nào được giải thích bởi những khoảng trống trong ngành nghiên cứu và phê bình mỹ thuật ở Việt Nam, như kiến giải khái lược trong bài viết dưới đây.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THUẬT NGỮ THỜI TRANG

Thời trang vừa là biểu tượng thời thượng của xã hội hiện đại, vừa là một lĩnh vực chuyên môn. Cũng như bất kỳ một lĩnh vực chuyên môn nào khác, ngành thời trang cũng chứa đựng những khái niệm, phạm trù riêng biệt. Thuật ngữ thời trang mang chức năng thể hiện những khái niệm và phạm trù đó. Bài viết giới thiệu bức tranh khái quát về lịch sử ra đời và phát triển của thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh và tiếng Việt, nhằm góp phần vào công tác nghiên cứu về thời trang nói chung và thuật ngữ thời trang nói riêng. Thời trang được đặt cạnh những ngành nghề thuộc về thiết kế như kiến trúc, nội thất, đồ họa hay tạo dáng… nằm trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, dĩ nhiên, được coi là một nghệ thuật sáng tạo trên vải vóc. Hòa cùng sự phát triển chung của khoa học, công nghệ và kỹ thuật, ngành công nghiệp thời trang đã có những bước tiến bộ mạnh mẽ trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong những năm qua.