• Văn hóa > Gia đình

Sự chuyển biến trong hôn nhân của người Tày ở vùng biên huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng

Người Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái và là tộc người có dân số đứng thứ hai tại Việt Nam với 1.626.392 người (1). Họ sinh sống tập trung ở các tỉnh thuộc Đông Bắc và một phần Tây Bắc Việt Nam, trong đó tại tỉnh Cao Bằng có 207.805 người, chiếm 25,2% tổng số người Tày tại Việt Nam. Ở huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, người Tày tự nhận là cư dân tại chỗ với 6.296 người (2), trong đó có 4 xã và 2 thị trấn chung đường biên giới với Trung Quốc, là phạm vi của nghiên cứu này. Họ cộng cư cùng với người Nùng và có mối quan hệ gần gũi với người Choang ở bên kia biên giới Trung Quốc.

Một số vấn đề về thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay

Bình đẳng nam nữ, bình đẳng giới là vấn đề luôn được sự quan tâm của toàn nhân loại, là một mục tiêu quan trọng trong các văn kiện quốc tế về quyền con người, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Do đó, bình đẳng nam nữ trở thành một trong những tiêu chí đánh giá trình độ văn minh, tiến bộ của một quốc gia. Đó là lý tưởng mà nhân loại hướng tới, là cam kết chính trị của nhiều quốc gia và là một trong tám mục tiêu thiên niên kỷ, được Đại hội đồng Liên hợp quốc đề ra vào đầu TK XXI. Ở Việt Nam, sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Việt Nam đã tham gia ký kết và tổ chức triển khai thực hiện các Công ước quốc tế về quyền con người, Tuyên bố thiên niên kỷ, các chiến lược, kế hoạch hành động của Liên hợp quốc và ASEAN về bình đẳng giới và thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ. Vì vậy, bình đẳng giới ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

Tương quan giữa quyền quyết định hôn nhân với sự hài lòng về đời sống hôn nhân trong gia đình

Cùng với sự phát triển của xã hội qua từng thời kỳ, thiết chế hôn nhân cũng không ngừng vận động và biến đổi, trong đó có quyền quyết định và sự hài lòng về đời sống hôn nhân. Bài viết dựa vào kết quả nghiên cứu về đời sống hôn nhân ở xã Hòa Sơn và phường Hòa Quý, Đà Nẵng được thực hiện tháng 5-2016 để tìm hiểu về quyền quyết định hôn nhân và mối tương quan của nó với sự hài lòng về đời sống hôn nhân trong gia đình hiện nay. Cụ thể là xem xét các tiêu chí như: tuổi kết hôn, tôn giáo, trình độ học vấn, ai là người có quyền quyết định hôn nhân, mức độ hài lòng/mức độ hòa hợp hạnh phúc của người trả lời về đời sống hôn nhân của họ... đang có những thay đổi gì trước chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở thành phố Đà Nẵng.

Góp phần tìm hiểu đám cưới của người Dao Đỏ xã Cần Nông, Thông Nông, Cao Bằng

Cần Nông là một xã miền núi, vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng. Xã có tổng diện tích tự nhiên 2.673,21 ha; gồm 12 thôn với 1.871 người (2017), gồm 3 dân tộc cùng cư trú là: Dao (nhóm Dao Đỏ): 1.107 người, chiếm 57,66%; Nùng: 682 người, chiếm 38,39% và Hmông: 80 người, chiếm 3,95%, (thôn Lũng Vai). Người Dao Đỏ tập trung chủ yếu ở thôn Nà Tềnh, Ngườm Quốc, Phiêng Pán, Khau Dựa. Ngoài ra, họ cư trú xen kẽ với người Nùng tại các thôn: Nậm Đông, Phia Rạc, Lũng Rỳ, Bó Thẩu, Nặm Dựa, Nà Én, Nà Ca. Trong đời sống, đồng bào vẫn duy trì thực hành nhiều sinh hoạt và phong tục tập quán truyền thống, tạo nên nét văn hóa riêng, góp phần làm giàu bản sắc nền văn hóa chung của quốc gia đa dân tộc. Người Dao Đỏ quan niệm, người ta sống ở đời có ba việc lớn và quan trọng nhất: làm nhà, cưới vợ và báo hiếu với tứ thân phụ mẫu. Lễ cưới là một trong những sự kiện quan trọng trong chu kỳ đời người, không những chỉ là ngày hạnh phúc của đôi trẻ, niềm vui và niềm tự hào của cha mẹ, anh em dòng họ mà còn là dịp sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng làng bản. Vì vậy, quy trình tổ chức lễ cưới được họ hết sức coi trọng cả về nội dung và hình thức.

Nghi lễ tang ma của người Si La ở xã Can Hồ, Mường Tè, Lai Châu

Nằm trong nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, người Si La có nhiều tên gọi khác nhau như: Cù Dề Sừ, Khả Pẻ, Khờ Pướ, Pờ Mạ và Si La là tên gọi chính thức được Nhà nước công nhận. Hiện nay, người Si La ở nước ta có khoảng gần 600 người, riêng ở xã Can Hồ, Mường Tè, Lai Châu có 482 người sinh sống (1). Ở mỗi nền văn hóa, sự chiêm nghiệm, day dứt về sự sống và cái chết luôn là điểm khởi phát, sáng tạo ra nhiều nét văn hóa đặc trưng trong phong tục, nghi lễ. Người Si La ở huyện Mường Tè đã sáng tạo, duy trì những giá trị văn hóa đặc sắc qua những nghi lễ trong tang ma, góp phần vào việc khẳng định bản sắc văn hóa tộc người.

Tập quán trong nghi lễ tang ma của người Nùng Cháo ở huyện Văn Quan, Lạng Sơn

Tang ma là một nghi thức rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người, là nghi lễ cuối cùng trong chu kỳ đời người, là tập tục không thể thiếu trong đời sống xã hội của bất kỳ tộc người nào. Đối với người Nùng nói chung và người Nùng Cháo ở huyện Văn Quan, Lạng Sơn nói riêng, tang ma là một nghi lễ thể hiện rõ nhất đặc trưng văn hóa tộc người, là biểu hiện sinh động về quan niệm sống, về thế giới quan, nhân sinh quan và vũ trụ quan của con người. Họ quan niệm rằng con người có hai phần: phần linh hồn và phần thể xác. Linh hồn là phần không nhìn thấy được, nó tồn tại bên trong, là yếu tố quyết định sự sống hay chết của mỗi con người. Nếu một người đã chết thì hồn vía không còn tồn tại trong con người nữa, lúc này hồn sẽ về với tổ tiên hoặc sang thế giới khác do thần linh cai quản, vĩnh viễn không thể trở lại. Nghi lễ tang ma có thời gian kéo dài nhất trong các nghi lễ chu kỳ đời người, được tiến hành theo trình tự, hệ thống nhằm lý giải đường đi của con người từ cõi dương về cõi âm.

Đặc điểm hôn nhân của người Tày ở Tuyên Quang

Người Tày quan niệm hôn nhân là cách thức để hình thành nên gia đình, nơi được xem là đơn vị xã hội nhỏ nhất để có người nối dõi tông đường, có sức lao động, có người phụng dưỡng cha mẹ, cúng bái tổ tiên. Bên cạnh những nghi lễ phức tạp, tốn kém, hôn nhân còn là phương thức để tạo dựng mạng lưới quan hệ xã hội giữa những người kết hôn với nhau và với dòng tộc, cộng đồng. Bài viết tập trung phân tích sâu về đặc điểm hôn nhân của người Tày ở Tuyên Quang thông qua quan niệm về hôn nhân, về chọn vợ, chọn chồng và các nghi thức tổ chức lễ cưới.

Các mục tiêu trong chính sách gia đình ở châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

So với các nước châu Á, dân số châu Âu ngày càng có xu hướng giảm, điều này khiến các nhà cầm quyền lo ngại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững quốc gia. Mặt khác, họ còn mong muốn hướng tới xây dựng gia đình phát triển toàn diện, quan tâm đến vai trò, trách nhiệm của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái. Chính điều này đã thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách gia đình ở châu Âu đặt ra những mục tiêu nhằm nhấn mạnh, khẳng định tầm quan trọng của giá trị gia đình trong thời kỳ hiện nay.