• Văn hóa > Gia đình

Nâng cao chất lượng hôn nhân đảm bảo hạnh phúc gia đình

Hôn nhân là cơ sở tạo lập gia đình và hình thành nên các tế bào xã hội. Gia đình tiến bộ, hạnh phúc tạo nên tính bền vững, ổn định của xã hội. Với đại đa số người Việt Nam, hôn nhân và gia đình là giá trị quan trọng, luôn cần được bảo vệ, dung dưỡng. Vậy chất lượng hôn nhân và gia đình hiện nay ra sao? bị tác động/ ảnh hưởng bởi những yếu tố gì? giải pháp nào để nâng cao chất lượng, tạo chất kết dính bền vững cho hôn nhân, giúp tăng sức đề kháng, đứng vững trước những tác động xấu trong bối cảnh hiện nay là một vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu.

Quan điểm của Đảng về vấn đề gia đình và xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay

Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, gia đình luôn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Từ gia đình, con người được sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Gia đình với hai chức năng cơ bản là tái sinh con người để duy trì nòi giống và xã hội hóa cá nhân để hình thành nhân cách mỗi con người, là nơi mỗi con người được rèn luyện, phát triển theo hướng chân - thiện - mỹ, từ đó hình thành văn hóa gia đình. Sự tồn tại của mỗi cộng đồng, làng, nước phụ thuộc vào sự tồn tại, phát triển của gia đình, nhất là văn hóa gia đình, vì gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Sự biến đổi nhận thức về hướng nghiệp trong giáo dục gia đình ở Hòa Phú (Long An)

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn của cả nước, nơi có truyền thống nông nghiệp lâu đời. Trước đây, đối với các tỉnh ĐBSCL nói chung và tỉnh Long An nói riêng, nông nghiệp là nghề chính của cư dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các khu vực nông thôn ở Tây Nam Bộ tuy đa số vẫn làm nông nghiệp nhưng đã có sự biến đổi về nhận thức và định hướng nghề nghiệp cho con cái trong gia đình. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy đa số các bậc phụ huynh không còn hướng con cái theo nghề nông. Trên cơ sở đó, bài viết tập trung nghiên cứu xu hướng hướng nghiệp của các bậc cha mẹ trong gia đình người Việt ở nông thôn tỉnh Long An, điển cứu trường hợp xã Hòa Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Long An để nhìn nhận sự thay đổi và đi tìm nguyên nhân của sự thay đổi trong nhận thức của người dân về nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho con cái.

Khái lược về dòng họ và văn hóa dòng họ

Cho đến nay, vấn đề dòng họ và văn hóa dòng họ ở nước ta đã ít nhiều được chú trọng nghiên cứu và định dạng khái niệm. Tuy nhiên, dù phong phú, những nghiên cứu này hầu hết vẫn chỉ mang tính gián tiếp thông qua khảo cứu gia đình, hương ước, lệ làng; hoặc trực tiếp nhưng chưa cụ thể thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ gia đình ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trên cơ sở tham khảo những cách tiếp cận đó (chẳng hạn: dòng họ là một tập hợp người theo nguyên lý huyết thống; dòng họ là một cộng đồng người được tập hợp bởi quan hệ đồng huyết; dòng họ là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của làng xã cổ truyền...), chúng tôi đưa ra cách hiểu của mình về dòng họ và văn hóa dòng họ từ góc độ văn hóa.

Phụ nữ Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long kết hôn với người nước ngoài nhìn từ góc độ văn hóa

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có số lượng phụ nữ kết hôn với người nước ngoài nhiều nhất cả nước. Trong 10 năm (2008 - 2018), khu vực này có khoảng 70.000 phụ nữ lấy chồng nước ngoài. Theo đó, trung bình mỗi năm ở ĐBSCL có khoảng 7.000 phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, trong khi trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 18.000 công dân kết hôn với người nước ngoài.

Nghĩ thêm về văn hóa gia đình trong bối cảnh mới

Gia đình và văn hóa gia đình, dù trong bối cảnh nào, luôn là những vấn đề quan thiết đối với toàn nhân loại, đã, đang và sẽ thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Trong bối cảnh mới hiện nay, vị thế của gia đình và hệ giá trị văn hóa gia đình đang trong tình trạng kế thừa, chuyển đổi theo hướng thích ứng, nâng cao, mở rộng và bổ sung một cách phong phú, đa dạng. Do đó, một cách khái quát, chúng tôi thử nghĩ thêm về cấu trúc giá trị văn hóa gia đình như một hệ thống mở, qua đó gợi một số vấn đề có thể giúp ích cho việc xây dựng gia đình và hệ giá trị văn hóa gia đình trong bối cảnh mới.

Nhu cầu nghiên cứu về dòng họ và văn hóa dòng họ

Ở những góc độ và bình diện khác nhau, vấn đề dòng họ, văn hóa dòng họ từ rất lâu đã trở thành một hiện tượng xã hội hiển nhiên, thu hút sự quan tâm của nhiều giới, nhiều ngành. Có thể, hiện nay, các nhà khoa học chưa thực sự thống nhất về thời điểm ra đời thực sự của dòng họ (với tính chất là một thực thể, một thiết chế mở, mang tính phổ quát của xã hội loài người), song, chỉ bằng một cái nhìn thực tiễn, có thể thấy dòng họ đã xuất hiện từ xa xưa, ít ra từ chế độ phụ hệ, kể từ khi một nhóm người, bầy người, quần thể người bắt đầu có ý niệm về huyết thống, về dòng dõi, về sự trao truyền thế hệ từ một nguồn gốc chung, một ông tổ chung (1).

Giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Long

Trong những năm gần đây, vấn đề bạo lực gia đình (BLGĐ) có xu hướng gia tăng và tính chất ngày càng phức tạp. Hậu quả gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe, danh dự và tâm lý không chỉ của nạn nhân mà còn của các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học, dư luận xã hội đã tìm hiểu nguyên nhân và xây dựng những giải pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế BLGĐ trong đời sống xã hội. Trên cơ sở khái quát tình hình BLGĐ ở Việt Nam, bài viết đi sâu nghiên cứu thực tế vấn đề BLGĐ tại tỉnh Vĩnh Long trong những năm qua.

Nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi dạy con của người Mường ở Cẩm Lương (Thanh Hóa)

Bài viết tìm hiểu nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi dạy con của người Mường, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cũng như những biến đổi của các nghi lễ này trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất những giải pháp nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những yếu tố không phù hợp trong nghi lễ sinh đẻ và nuôi dạy con của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

Một số vấn đề về đời sống và hôn nhân của nữ công nhân ở các khu công nghiệp nước ta hiện nay

Sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN) đã mang lại nhiều tác động tích cực trong tạo việc làm, thu hút một lực lượng lao động với quy mô lớn, trong đó có lao động nữ, góp phần hình thành, phát triển gia đình công nhân trong các KCN. Điều này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề xã hội cần quan tâm, giải quyết về đời sống kinh tế - xã hội nói chung cũng như vấn đề đời sống và hôn nhân nói riêng của nữ công nhân tại các KCN hiện nay.

Tập tục chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em của một số dân tộc ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

Tương Dương là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An với dân số 83.640 người (1) và 2.812,07 km2 diện tích tự nhiên (chiếm 17% diện tích toàn tỉnh). Huyện là địa bàn cư trú của 6 tộc người: Thái, Việt, Thổ (Tày Poọng), Khơmú, Mông và Ơđu. Do sống ở địa bàn có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nên các tộc người ở vùng này đã đúc rút nên những kinh nghiệm, tri thức dân gian phong phú, trong đó không thể không kể tới tập tục chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Trong bài viết, chúng tôi khái quát về tập tục chăm sóc bà mẹ, trẻ em của người Thái (tộc người chiếm gần 70% dân số toàn huyện) và đặt trong sự so sánh với các tộc người khác, gợi mở về việc nghiên cứu những đặc trưng văn hóa của các dân tộc ở vùng Tây Nam xứ Nghệ.