• Văn hóa > Đương đại

PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Việt Nam là một quốc gia thống nhất đa dân tộc, đa tôn giáo, trong đó có khoảng 24 triệu tín đồ thuộc 40 tổ chức tôn giáo được công nhận, chiếm tới 27% dân số. Sự đa dạng các hình thức tôn giáo là nhân tố quan trọng góp phần hình thành bản sắc văn hóa dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta không chỉ khẳng định chính sách nhất quán là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mà còn chủ trương phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở THÁI BÌNH

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi hệ thống khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại cũng như trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay đến hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay xuất hiện trên toàn địa cầu. Nguyên nhân gây ra có thể do các quá trình tự nhiên bên trong, tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (1).

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRONG MỤC TIÊU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Văn hóa giữ vai trò quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Trong xây dựng nông thôn mới, mục tiêu cuối cùng chính là nâng cao đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần cho người dân ở nông thôn. Nhằm thực hiện mục tiêu ấy, đầu năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 22/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Đề án nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, các quy định về văn hóa của người dân ở nông thôn; xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, tạo điều kiện để người dân ở nông thôn nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động, sáng tạo văn hóa.

TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN VIỆT ĐẦU THẾ KỶ XX

Doanh nhân đầu TK XX là lớp doanh nhân đầu tiên của Việt Nam. Ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ bởi thực dân Pháp, nền kinh tế lạc hậu, khoa học kỹ thuật không phát triển. Triết lý kinh doanh của tầng lớp này thể hiện nhất quán sâu sắc từ tinh thần khởi nghiệp đến hoạt động, mục đích kinh doanh. Các doanh nhân đã xác định rõ: khởi nghiệp kinh doanh để kiếm tiền, làm giàu cho bản thân, quốc gia. Sự khởi đầu này luôn gắn với việc chấp nhận rủi ro. Bên cạnh mong muốn làm giàu cho bản thân, mục đích kinh doanh của doanh nhân Việt Nam đầu TK XX là tự cường, cứu nước. Tư tưởng xuyên suốt trong văn hóa kinh doanh là dân quốc phú cường giành lại độc lập; thức tỉnh mở mang dân trí, đổi mới văn hóa; đua tranh với tư bản nước ngoài, khẳng định vị thế của doanh nhân Việt Nam.

TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN LỰC VĂN HÓA TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở LÀNG MÔNG PHỤ

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, giao lưu và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sự tồn tại của một ngôi làng cổ thuần Việt là rất hiếm hoi, trở thành sản phẩm văn hóa độc đáo. Từng yếu tố cấu thành ngôi làng như cảnh quan, kiến trúc, di tích, phong tục tập quán… đều trở thành những sản phẩm văn hóa đặc sắc, có khả năng phát triển kinh tế du lịch.

MÔ HÌNH QUẢN LÝ TRÒ CHƠI DÂN GIAN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Ngày nay, trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự lan rộng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, nhiều trò chơi dân gian bị mai một theo quy luật đào thải khách quan. Nỗ lực gìn giữ những trò chơi dân gian là yêu cầu cấp thiết nhằm mang lại giá trị nhiều mặt cho sự phát triển cộng đồng. Bởi vậy, bài viết này đặt ra mô hình quản lý tham dự trong công tác bảo tồn và phát huy trò chơi dân gian, áp dụng quản lý trường hợp tục chơi diều trong bối cảnh đương đại. Mô hình này được xem xét trong ứng dụng thực tế trường hợp tục chơi diều từ đó có thể nhân rộng trong quản lý các trò chơi dân gian, các giá trị di sản văn hóa phi vật thể (DSVH PVT) khác.

NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI KHƠME NAM BỘ

Đồng bào Khơme Nam Bộ chiếm đa số trong khu vực ĐBSCL, tập trung nhiều ở các tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long, An Giang… Từ bao đời nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khơme đã góp phần không nhỏ trong việc làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa Nam Bộ nói riêng. Nghiên cứu về văn hóa Khơme Nam Bộ, chúng ta dễ dàng nhận thấy đời sống tinh thần, tâm linh vô cùng đa dạng, đặc sắc, trong đó, nổi bật là vai trò của ngôi chùa, đời sống tín ngưỡng.

NGHỀ DỆT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM XƯA VÀ NAY

Trong nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, nghề dệt lụa cổ truyền sớm nổi tiếng khi đi so tài cùng với các mặt hàng tơ lụa thế giới. Thời Pháp thuộc, Việt Nam với tơ lụa Vạn Phúc đã có mặt tại các triển lãm lớn của các nước thuộc địa ở Mác xây (1928), Pari (1931 - 1938), Campuchia, Indonesia, Lào… Nhiều nghệ nhân đã được tặng thưởng huy chương, bằng khen khi tạo ra những sản phẩm tinh xảo, thượng hạng. Ngày nay nghề dệt cổ truyền ít nhiều bị mai một song vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam.

SỰ GẮN KẾT CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI NÙNG CHÁO LẠNG SƠN

Con người trong quá trình tồn tại, phát triển không thể sống như cá nhân riêng lẻ mà được sắp xếp vào những tổ chức có quy mô, dạng thức khác nhau. Những tổ chức này được hình thành từ các cá nhân, có những chức năng nhất định đối với đời sống mỗi con người, tùy theo từng bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội. Mạng lưới những tổ chức này tạo thành một cấu trúc mà qua đó một xã hội được hình thành nên. Trong mạng lưới đó, quan hệ xã hội là những sợi dây liên kết ràng buộc các cá nhân trong xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều chuyển biến của người Nùng Cháo ở Nà Lầu (Tân Thanh, Lạng Sơn), thì việc nghiên cứu, tìm hiểu về sự tương hỗ, tương trợ của người dân ở đây thực sự là điều cần thiết đối với đời sống của mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình. Trong khuôn khổ của bài viết, nghiên cứu đề cập về sự tương trợ, gắn kết ở các khía cạnh chủ yếu: tang ma, cưới xin, làm nhà mới.

VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA XÃ HỘI ASEAN

ASEAN được thành lập nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng một cộng đồng gắn kết về chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ rộng mở với thế giới, xây dựng cộng đồng các dân tộc hài hòa, chia sẻ, chăm lo cho thể chế, phúc lợi, môi trường sống của người dân, tạo dựng một bản sắc chung của khu vực. ASEAN tập trung nhiều vào khía cạnh con người, vào cuộc sống của người dân trong khu vực, thúc đẩy sự gắn kết giữa các quốc gia, khuyến khích người dân tham gia vào tiến trình xây dựng cộng đồng, chính trị, an ninh, kinh tế. Với phương châm tích cực, chủ động, có trách nhiệm, Việt Nam đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển, thành công của hiệp hội theo các phương hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác ASEAN.

SỰ BIẾN ĐỔI GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở THÁI NGUYÊN

Trong quá trình đổi mới đất nước, việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, đã có sự tác động đến văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống của dân tộc Tày ở Thái Nguyên. Theo đó, làm xuất hiện các xu hướng biến đổi trong văn hóa truyền thống, như: xu hướng biến đổi để thích nghi trong quá trình sinh tồn; biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày theo xu hướng của sự phủ định sạch trơn; biến đổi theo sự đồng hóa tất yếu của quá trình tiếp biến văn hóa; biến đổi theo xu hướng khôi phục những yếu tố đã bị mai một trong quá trình phát triển.