• Văn hóa > Đương đại

ĐÀO TẠO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HCM

Trong xu hướng hội nhập quốc tế, nguồn lao động đòi hỏi không những có kiến thức chung mà còn phải có kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thực hành, tác phong, thái độ làm việc chuyên nghiệp. Nhằm đáp ứng yêu cầu này, một nội dung chú trọng của phát triển giáo dục đại học Việt Nam là đào tạo định hướng ứng dụng. Để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cung ứng nhân lực với kỹ năng đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động thuộc các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thông tin truyền thông và du lịch, Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (ĐHVH TP.HCM) đã thông qua việc xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo định hướng ứng dụng, lấy đó làm nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HCM

Giáo dục đại học là bậc học đào tạo nghề nghiệp chuyên sâu, phục vụ yêu cầu của nền kinh tế tri thức, tạo nguồn lực lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao phục vụ cho xây dựng và phát triển đất nước. Chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện chiến lược về con người của một quốc gia mà còn là vấn đề sống còn của mỗi trường đại học nói riêng, ngành Giáo dục và đào tạo nói chung. Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ VHTTDL. Thời gian qua, Trường đã đào tạo, bồi dưỡng một lực lượng nhân lực lớn trong sự nghiệp của ngành văn hóa đối với cả nước; đặc biệt các địa phương ở phía Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, để phát triển, chất lượng đào tạo của Trường cần được nâng cao hơn nữa.

HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ CÔNG CỘNG Ở TRUNG TÂM VĂN HÓA TẠI TP.HCM

TP.HCM hiện nay là đô thị lớn nhất nước nhưng có quá ít những không gian sinh hoạt văn hóa công cộng. Hệ thống trung tâm văn hóa mặc dù đã được Nhà nước quan tâm đầu tư, nhưng vẫn chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu giải trí của người dân hiện nay. Để nâng cao chất lượng các hoạt động giải trí trong hệ thống trung tâm văn hóa, cần tìm hiểu thực trạng việc tổ chức vui chơi giải trí trong hệ thống này; qua đó, đưa ra những đánh giá có tính hệ thống làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động văn hóa trên địa bàn thành phố hiện nay.

TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

Trong hai năm 2015 - 2016, Trường Đại học Văn hóa TP.HCM thực hiện dự án Truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường (BVMT) cho các dân tộc thiểu số khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên. Từ kết quả nghiên cứu, dự án đã thực hiện những mô hình truyền thông được đánh giá thiết thực, hiệu quả, đồng thời, kiến nghị giải pháp mang tính khả thi để tiếp tục BVMT đối với loại hình vườn quốc gia (VQG) nói chung (1).

NGÔI ĐÌNH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ

Ngôi đình của người Việt ở Tây Nam Bộ là nơi gắn với các sinh hoạt văn hóa cộng đồng và những lễ thức đậm tính dân gian, đồng thời là nơi lưu giữ giá trị lịch sử, văn hóa. Trong đời sống văn hóa, ngôi đình thể hiện khá đậm nét sức sống bền vững, truyền thống lâu đời của người Việt, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở NAM ĐỊNH HIỆN NAY

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định được hình thành và đi vào hoạt động đã thu hút một lượng đông đảo người lao động tập trung làm việc. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp cùng các tổ chức chính trị đoàn thể, đời sống vật chất cũng như đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động đã được quan tâm, cải thiện một bước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, tác động trực tiếp đến năng suất lao động cũng như quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Vì thế, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động trong các khu, cụm công nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng trong chính sách an sinh xã hội của tỉnh Nam Định hiện nay.

NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG, TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ BẢO TÀNG

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, có nhiều bảo tàng trưng bày, giới thiệu về các thủ công truyền thống và làng nghề. Đây là hình thức góp phần bảo tồn một loại hình di sản văn hóa của nhân loại, đồng thời gián tiếp hỗ trợ các làng nghề trong việc quảng bá đến khách du lịch khi tham quan tại bảo tàng. Bài viết này đề cập đến những vấn đề về nghề thủ công truyền thống và làng nghề - một di sản văn hóa phi vật thể qua góc nhìn bảo tàng.

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA GẮN VỚI NÔNG THÔN MỚI Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang trở thành phong trào rộng lớn và phát triển sâu rộng trong cả nước. Với 19 tiêu chí, chính quyền và nhân dân các địa phương đã huy động mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện, phấn đấu theo những mục tiêu đề ra và đã thu được nhiều thành quả đáng khích lệ. Công tác xây dựng đời sống văn hóa đã giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm để có thu nhập ổn định, làm họ tin tưởng hơn vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh ở nhiều địa phương, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Nhiều lễ hội dân gian được khôi phục và bảo tồn, các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng đã được tu bổ và tôn tạo bằng nhiều nguồn vốn, các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương được lưu giữ. Bên cạnh những mặt đã làm được, công tác xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng NTM trong những năm qua cũng bộc lộ những bất cập cần điều chỉnh, nhất là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa như khu vực miền núi phía Bắc.

DỊCH VỤ KARAOKE, VŨ TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Dịch vụ karaoke, vũ trường là một trong những hoạt động văn hóa giải trí phổ biến, đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của loại hình dịch vụ này đã kéo theo nhiều bất cập, gây ra hệ lụy không nhỏ đối với đời sống xã hội. Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học thực trạng dịch vụ karaoke, vũ trường để xây dựng một quy hoạch phát triển trên nguyên tắc gắn với thực tiễn, đảm bảo tính khả thi.