• Văn hóa > Đương đại

VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA QUÂN SỰ TRONG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC

Văn hóa quân sự là một bộ phận của đời sống văn hóa xã hội. Trong đó, mỗi quân nhân, đồng thời là một công dân, có nhu cầu chính đáng được hòa nhập với đời sống văn hóa của nhiều vòng cộng đồng văn hóa khác nhau. Phát huy vai trò của văn hóa quân sự đối với xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc là yêu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài trong quá trình đổi mới đất nước. Bài viết này minh định vai trò của văn hóa quân sự trong dòng chảy của văn hóa dân tộc trên cơ sở quan điểm phát triển văn hóa mà Đảng ta đã xác định trong Đại hội đại biểu lần thứ XII.

TÌM HIỂU TRANG PHỤC HIỆN ĐẠI CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM

Trang phục được hiểu là đồ che phủ hoặc quần áo, các đồ phụ trang cho thân thể con người. Ngoài những chức năng cơ bản như giữ ấm, bảo vệ cơ thể thì trang phục hiện đại còn giúp nhận biết người mặc ở một số yếu tố như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, tính cách và góp phần giúp người mặc được hấp dẫn hơn.

ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA THẨM MỸ TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI

Các nhà trường quân đội (NTQĐ) vừa mang đặc điểm chung của hệ thống giáo dục quốc dân trên cả nước, vừa mang những đặc trưng riêng về tính chất đặc thù ngành quân sự. Theo đó, văn hóa thẩm mỹ (VHTM) trong NTQĐ luôn gắn bó sâu sắc, hòa quyện với tổng thể giá trị VHTM của dân tộc, luôn được tích hợp thành hệ giá trị mang đặc trưng riêng của môi trường sư phạm quân sự. Với đặc thù của môi trường quân đội, VHTM phản ánh những hoạt động thẩm mỹ mang đặc trưng riêng, gắn liền với nhiệm vụ giáo dục, đào tạo.

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM THEO TINH THẦN ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG

Văn kiện Đại hội XII của Đảng tập trung đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới, phát triển đất nước nhanh, bền vững trong nhiệm kỳ. Nội dung đánh giá chủ yếu dựa trên cơ sở Văn kiện Đại hội XI và các nghị quyết Trung ương nhiệm kỳ XI cũng như thực tiễn đất nước 5 năm 2011- 2015. Trong đó, Nghị quyết Hội nghị TƯ 9, số 33-NQ/TW Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã phản ánh những bước phát triển trong nhận thức lý luận và chỉ đạo thực tiễn của Đảng, đang được triển khai thực hiện và còn nguyên giá trị, được Đại hội XII đã tiếp thu, chọn lọc những nội dung cốt lõi và nâng lên tầm văn kiện Đại hội, đồng thời căn cứ vào yêu cầu, điều kiện cụ thể của đất nước để lựa chọn những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện trong 5 năm tới.

RỪNG TRONG TÂM THỨC NGƯỜI GIÁY

Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Giáy ở Việt Nam có dân số 58.617 người, cư trú tập trung tại các tỉnh: Lào Cai (28.606 người), Hà Giang (15.157 người), Lai Châu (11.334 người), Yên Bái (2.329 người). Nghiên cứu này tìm hiểu cộng đồng người Giáy ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, là đơn vị hành chính tập trung đông người Giáy sinh sống. Đây cũng là khu vực giáp biên với nước bạn Trung Quốc, do vậy, trong nhiều động thái mưu sinh hiện nay có tác động sâu sắc tới cộng đồng người Giáy trong khu vực. Đặc biệt, văn hóa của người Giáy luôn gắn bó chặt chẽ với rừng. Người Giáy có vốn hiểu biết sâu sắc về rừng, cũng như việc khai thác, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên rừng.

LUẬT TỤC TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN

Người Hà Nhì đen được biết đến như một nhóm tộc người điển hình về vấn đề quản lý rừng. Cùng với thiêng hóa rừng được cụ thể bằng các nghi lễ truyền thống, người Hà Nhì ở Lào Cai còn ngăn ngừa những hành động có nguy cơ gây tổn hại đến quá trình tồn tại, phát triển của các khu rừng thiêng bằng hệ thống các quy định trong luật tục của mỗi thôn bản; một loại luật bất thành văn có giá trị trong việc điều chỉnh các hành vi xã hội, quản lý tài nguyên rừng, sự đa dạng của môi trường sinh thái, mang lại lợi ích cho thôn bản.

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NỮ CÔNG NHÂN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HÒA PHÚ, VĨNH LONG

Tỉnh Vĩnh Long thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, có hệ thống giao thông tương đối mở, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế phát triển. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có nhiều khu, cụm khu công nghiệp lớn, trong đó, khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ là một trong những khu công nghiệp đầu tiên trên địa bàn tỉnh, với tổng diện tích 252 ha.

THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ CHUNG CƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong những năm gần đây, sự phát triển và mở rộng của nền kinh tế xã hội đã mang đến cho các đô thị một bộ mặt mới với nhiều thể loại kiến trúc, trong đó kiến trúc nhà ở được định hướng rõ nét, hợp lý hơn với sự đề cao đầy triển vọng của nhà ở nhiều tầng (nhà chung cư). Hiểu một cách đơn giản chung cư là tập hợp nhiều căn hộ (mỗi căn hộ là một chuỗi không gian có quan hệ khép kín phục vụ đời sống độc lập cho một hộ gia đình) ;nhà chung cư là nhà ở có từ bốn tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân. Nhà chung cư có phần sở hữu riêng (diện tích trong nhà, ban công) và phần sở hữu chung (khu vui chơi, sân, cầu thang…) của tất cả các hộ gia đình, cá nhân thuộc nhà chung cư đó. Thể loại kiến trúc này vốn là giải pháp số một của các chính sách nhà ở trên thế giới, nhất là tại những nước có dân số đô thị đông đúc.

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CHÙA KHƠME TÂY NAM BỘ

Lễ hội truyền thống trong ngôi chùa của người Khơme Tây Nam Bộ là một thành tố của văn hóa mang đậm nét tính chất tôn giáo, dân tộc, có tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất, tinh thần của họ. Mặc dù có những biến đổi nhất định, nhưng nhìn chung các lễ hội này vẫn thể hiện bản sắc văn hóa tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mang giá trị nhân văn sâu sắc, biểu hiện rõ nét bản sắc văn hóa cũng như những giá trị đạo đức, thẩm mỹ, tâm sinh lý, nhân sinh quan cũng như thế giới quan của tộc người. Việc nghiên cứu lễ hội dân tộc truyền thống trong chùa Khơme Nam Bộ ở góc nhìn giá trị nhằm góp phần giúp hiểu biết sâu hơn về bản sắc văn hóa nói chung, sự giao lưu, ảnh hưởng cũng như những nét văn hóa độc đáo của người Khơme Tây Nam Bộ nói riêng.

LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM

Katê, lễ hội lớn nhất trong năm của người Chăm, thường được tổ chức vào đầu tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 10 dương lịch) để tưởng nhớ, cúng tế các vị thần (tại các đền, tháp), dâng lễ cho ông bà tổ tiên đã khuất (tại tư gia). Giá trị nổi bật của lễ hội Katê, so với các lễ hội khác của người Chăm, chính là ở các giá trị, di sản văn hóa của người Chăm được phô diễn trong lễ hội này như các di tích đền, tháp có lịch sử lâu đời, các tác phẩm văn học dân gian mang tính thần thoại, các nhạc cụ, các loại hình diễn xướng ca – múa nhạc truyền thống...