• Văn hóa > Đương đại

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP, NỀN TẢNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực ở trong nước và ngoài nước. Dù tiếp cận ở góc độ nào thì các định nghĩa đều thống nhất rằng: văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị và các chuẩn mực do doanh nghiệp sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong mối quan hệ với môi trường xã hội và tự nhiên; văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ phương thức kinh doanh, quản lý điều hành kinh doanh, phong cách ứng xử trong quan hệ nội bộ doanh nghiệp với đối tác và xã hội; văn hóa doanh nghiệp bao gồm cả những quy tắc ứng xử bất thành văn, là lực lượng vô hình trở thành quy tắc bắt buộc được các chủ thể kinh doanh chấp nhận; văn hóa doanh nghiệp là sức mạnh mềm tạo nên sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CỦA NGƯỜI ĐÔNG NGÀN, BẮC NINH

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học từ lâu đời,từ thời Bắc thuộc, ông cha ta vừa kiên trì chống đô hộ phương Bắc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa Trung Hoa, làm giàu thêm bản sắc của mình, thậm chí còn sáng tạo ra chữ Nôm dựa trên chữ Hán của kẻ thống trị. Đến thời nhà Lý, ý thức được giá trị của tri thức, vua Lý Nhân Tông cho xây Quốc Tử Giám, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Từ đó về sau, nền giáo dục ngày càng được kiện toàn và phát triển. Trước những biến động của đất nước, chiến tranh xâm lược, khủng hoảng kinh tế chính trị, chuyện học hành thi cử bị xem nhẹ. Tuy nhiên,dù trong hoàn cảnh nào, người có chữ nghĩa vẫn luôn được ngưỡng vọng, trọng dụng.

ỨNG PHÓ CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM TRƯỚC TÁC ĐỘNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

Văn hóa và ý thức xã hội của loài người dựa vào sự tồn tại của xã hội và phát triển theo sự phát triển của xã hội. Sự di chuyển vượt qua biên giới quốc gia của những yếu tố sản xuất như vốn, kỹ thuật, nhân tài, tri thức, thông tin mà toàn cầu hóa kinh tế đem lại, sẽ dẫn tới sự thay đổi văn hóa dân tộc và quan điểm giá trị của mỗi nước, khiến cho văn hóa các nước thể hiện ra tư thế phát triển mới tương ứng với toàn cầu hóa kinh tế. Muốn chiếm ưu thế trong tiến trình toàn cầu hóa kinh tế thì phải định ra chiến lược phát triển văn hóa thích ứng.

BIẾN ĐỔI CỦA LÀNG CỔ ĐÔNG SƠN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

Trong suốt thời gian từ khi hình thành đến nay làng cổ Đông Sơn đã trải qua nhiều biến đổi, đặc biệt là trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). Cuộc kháng chiến diễn ra đã làm cho làng cổ Đông Sơn thay đổi từ không gian cảnh quan tới việc người dân địa phương tổ chức lại cuộc sống cho phù hợp với làng kháng chiến... góp phần vào công cuộc giải phóng dân tộc, hoàn thành độc lập, thống nhất nước nhà.

PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Việt Nam là một quốc gia thống nhất đa dân tộc, đa tôn giáo, trong đó có khoảng 24 triệu tín đồ thuộc 40 tổ chức tôn giáo được công nhận, chiếm tới 27% dân số. Sự đa dạng các hình thức tôn giáo là nhân tố quan trọng góp phần hình thành bản sắc văn hóa dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta không chỉ khẳng định chính sách nhất quán là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mà còn chủ trương phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở THÁI BÌNH

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi hệ thống khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại cũng như trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay đến hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay xuất hiện trên toàn địa cầu. Nguyên nhân gây ra có thể do các quá trình tự nhiên bên trong, tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (1).

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRONG MỤC TIÊU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Văn hóa giữ vai trò quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Trong xây dựng nông thôn mới, mục tiêu cuối cùng chính là nâng cao đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần cho người dân ở nông thôn. Nhằm thực hiện mục tiêu ấy, đầu năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 22/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Đề án nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, các quy định về văn hóa của người dân ở nông thôn; xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, tạo điều kiện để người dân ở nông thôn nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động, sáng tạo văn hóa.

TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN VIỆT ĐẦU THẾ KỶ XX

Doanh nhân đầu TK XX là lớp doanh nhân đầu tiên của Việt Nam. Ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ bởi thực dân Pháp, nền kinh tế lạc hậu, khoa học kỹ thuật không phát triển. Triết lý kinh doanh của tầng lớp này thể hiện nhất quán sâu sắc từ tinh thần khởi nghiệp đến hoạt động, mục đích kinh doanh. Các doanh nhân đã xác định rõ: khởi nghiệp kinh doanh để kiếm tiền, làm giàu cho bản thân, quốc gia. Sự khởi đầu này luôn gắn với việc chấp nhận rủi ro. Bên cạnh mong muốn làm giàu cho bản thân, mục đích kinh doanh của doanh nhân Việt Nam đầu TK XX là tự cường, cứu nước. Tư tưởng xuyên suốt trong văn hóa kinh doanh là dân quốc phú cường giành lại độc lập; thức tỉnh mở mang dân trí, đổi mới văn hóa; đua tranh với tư bản nước ngoài, khẳng định vị thế của doanh nhân Việt Nam.