• Văn hóa > Đương đại

BIẾN ĐỔI SINH KẾ NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN

Sự lựa chọn sinh kế của con người có quan hệ mật thiết với các yếu tố môi sinh (tự nhiên và xã hội), có giao lưu, tiếp nhận, trao đổi với các cộng đồng khác. Thực tế đó luôn đưa đến cho sinh kế những sự thay đổi, thích ứng để sinh tồn và phát triển. Bài viết nghiên cứu sự biến đổi sinh kế qua hoạt động trồng trọt của người Sán Dìu ở Thái Nguyên để thấy được sự nhạy bén trước những tác động của bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay và sự thích ứng của tộc người khi điều kiện môi sinh thay đổi.

ỨNG XỬ VĂN HÓA GIỮA CON NGƯỜI VỚI MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là vấn đề khách quan, phổ biến. Việc ứng xử hài hòa giữa con người với môi trường hướng đến phát triển bền vững chính là quá trình chuyển từ nhận thức, thái độ trách nhiệm đến hành vi ứng xử nhân văn của con người đối với môi trường sống. Lối ứng xử đó không chỉ khẳng định vai trò của con người với tự nhiên, mà còn khẳng định mối quan hệ, sự đồng tiến giữa con người và tự nhiên trong tiến trình phát triển.

KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA NGƯỜI KHƠ MÚ Ở KỲ SƠN, NGHỆ AN

Khơ mú là một trong những tộc người có điều kiện kinh tế khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao. Những nghiên cứu trước đây về sinh kế của nhóm người này thường tập trung vào hoạt động canh tác nương rẫy, khai thác rừng. Một hoạt động sinh kế có vai trò quan trọng, gắn liền với đời sống hàng ngày của họ ít được đề cập đó là khai thác nguồn lợi thủy sản. Thông qua tư liệu điền dã về nhóm người Khơ mú ở 9 bản thuộc các xã dọc sông Nậm Nơn, Nậm Mô trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, Nghệ An, bài viết tập trung mô tả, phân tích vai trò của khai thác thủy sản đối với sinh kế của họ. Qua đó cho thấy, mặc dù không phải là hoạt động sinh kế chính, nhưng khai thác thủy sản có vai trò nhất định đối với người Khơ mú không chỉ mang lại nguồn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, giải quyết việc làm trong lúc nông nhàn mà còn đóng góp một phần vào nguồn thu nhập cho kinh tế hộ gia đình.

TÁC ĐỘNG CỦA NGHỀ CƠ KHÍ VÀ MỘC DÂN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA LÀNG ĐẠI TỰ

Đại Tự là một làng cổ, thuộc Xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 13 km về phía tây. Từ một làng nông nghiệp, Đại Tự du nhập thành công nghề cơ khí và mộc dân dụng. Đây là mấu chốt của những thay đổi về văn hóa. Từ cuộc sống dựa vào nông nghiệp là chính, chuyển sang cuộc sống công nghiệp đã tạo ra những thay đổi về nhịp sống, lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng và ảnh hưởng đến thái độ của cư dân đối với di sản văn hóa truyền thống.

PHẠM TRÙ DÂN TRONG NHO GIÁO TIÊN TẦN

Trong những cuốn sách được xem là kinh điển, thể hiện nội dung chủ yếu của Nho giáo tiên Tần như Luận ngữ, Mạnh Tử, Tuân Tử thì phạm trù dân (dân là ai, gồm những tầng lớp nào) chủ yếu được các nhà nho đặt trong mối quan hệ đối lập với tầng lớp khác, tầng lớp trị dân (gồm vua, quan). Cơ sở, căn cứ chủ yếu để các nhà nho Tiên Tần phân biệt, chỉ ra sự khác nhau giữa hai tầng lớp này là do sự khác nhau chủ yếu về đạo đức, tài trí, địa vị, vai trò xã hội của các tầng lớp này.

TƯ TƯỞNG VỀ ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG Ở PHƯƠNG ĐÔNG

Người phương Đông luôn xem trọng tự nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên. Đây là cách con người ứng xử với thiên nhiên hay còn gọi là đạo đức môi trường. Ở những nhà triết gia khác nhau, trường phái khác nhau, tư tưởng về đạo đức môi trường cũng được thể hiện khác nhau. Những tư tưởng này chưa được đúc kết thành một hệ thống mà nằm rải rác trong các cuốn sách, đòi hỏi chúng ta cần tìm hiểu và phân tích kỹ, hệ thống hóa lại. Trong lịch sử phương Đông nổi bật nhất có tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo về đạo đức môi trường.

BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CÁCH MẠNG Ở NGHỆ AN

Di tích lịch sử cách mạng (DTLSCM) là một bộ phận cấu thành hệ thống các di sản văn hóa, nơi lưu dấu ấn những giá trị truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, đất nước, con người Việt Nam; thể hiện sinh động nhân cách, công lao to lớn của các nhà cách mạng yêu nước; góp phần tô điểm, làm sáng lên truyền thống yêu nước; nêu cao tinh thần yêu chuộng hòa bình, tự do của nhân dân Việt Nam. Ngày nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị của các DTLSCM có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, dựng nước, giữ nước cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, văn hóa chính là nguồn lực nội sinh của một dân tộc, đưa dân tộc Việt Nam vươn tới những giá trị mới của văn hóa đương đại cùng với việc bảo vệ bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, để có sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững cần có yếu tố con người, do vậy Đảng ta luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển, là đối tượng, mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội.

ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Với tư cách là hạt nhân của xã hội, gia đình là nơi sản sinh, nuôi dưỡng con người, duy trì, phát triển nòi giống. Trong điều kiện hiện nay, việc kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vấn đề quan trọng, góp phần ngăn chặn có hiệu quả sự tấn công của tệ nạn xã hội, những nguy cơ dẫn đến sự suy thoái về đạo đức, lối sống của các thành viên trong gia đình, tiến tới xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; tạo nền tảng, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của vùng.

TOÀN CẦU HÓA VÀ SỰ THAY ĐỔI VĂN HÓA ĐỌC Ở VIỆT NAM

Toàn cầu hóa nói chung, thành tựu của khoa học công nghệ nói riêng dường như đang xóa nhòa dần biên giới địa lý của từng quốc gia, làm cho khoảng cách không gian trên thế giới, giữa các châu lục như xích lại gần nhau. Quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển internet ở Việt Nam có ảnh hưởng đáng kể đến đời sống vật chất và tinh thần, các nhu cầu giải trí, tìm hiểu văn hóa, sáng tác của người dân Việt Nam. Chỉ cần có một phương tiện nối mạng, một cú kích chuột hay chạm vào màn hình cảm ứng, mọi thông tin về âm nhạc, điện ảnh, thời trang, sân khấu, mỹ thuật, văn học trong và ngoài nước, những xứ sở diệu kỳ, những nền văn hóa kỳ bí… đều có thể dễ dàng phô bày trước mắt người dùng.