• Văn hóa > Di sản

Hệ thống di tích phụng thờ anh hùng dân tộc Ngô Quyền vùng đồng bằng Bắc Bộ

Anh hùng dân tộc Ngô Quyền hiện nay được thờ phụng chủ yếu ở một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ như: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương và Phú Thọ. Việc phụng thờ anh hùng dân tộc Ngô Quyền xuất phát từ truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, ghi nhớ công lao to lớn mà ông đã mang lại cho đất nước. Để giúp người đọc có cái nhìn toàn diện và bao quát về sự phụng thờ anh hùng dân tộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tác giả tập trung nội dung bàn luận về hệ thống di tích phụng thờ ông bao gồm: khái quát không gian phụng thờ, điện thờ, quy mô, kết cấu kiến trúc di tích phụng thờ, đưa ra đánh giá, nhận định về giá trị lịch sử, giá trị khoa học quân sự, giá trị văn hóa, giá trị giáo dục và giá trị kinh tế dựa trên kết quả nghiên cứu

Độc đáo nghi thức lễ cưới của người Ve (huyện Nam Giang, Quảng Nam)

Ở Quảng Nam, từ tỉnh đến cơ sở thường niên hoặc định kỳ tổ chức các lễ hội truyền thống như: lễ mừng lúa mới, Gươl mới, lễ cúng máng nước, lễ hội cồng chiêng... Nhiều lễ hội trước đây đã bị thất truyền, nhưng được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Quảng Nam nên đã được phục dựng như: lễ hội tạ ơn rừng của dân tộc Cơ Tu, lễ hội cúng máng nước của dân tộc Xơ đăng, lễ hội cúng đất lập làng của dân tộc Cơ Tu, lễ hội tết mùa của dân tộc Bh'noong...

Tái hiện nghi lễ Cúng sức khỏe (Nga yang asei mlei) của dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk

Lễ cúng sức khỏe là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của đồng bảo dân tộc Ê Đê. Tổ chức lễ cúng sức khỏe thể hiện sự tôn kính, hiểu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, là dịp để các thành viên trong dòng tộc được quây quần bên nhau. Đến nay, nghi lễ này vẫn được cộng đồng người Ê Đê ở Đắk Lắk tổ chức và xem đó như một nghi lễ không thể thiếu trong cuộc sống.

Độc đáo nghi thức Lễ cúng máng nước của đồng bào Ca Dong

Lễ cúng máng nước (Tết máng nước) thường được người Ca Dong tổ chức vào những ngày đầu năm mới, sau khi kết thúc lễ hội ăn trâu, vì theo quan niệm của đồng bào thì vào mùa này, nguồn nước trong rừng sẽ trong lành, mát mẻ. Phong tục này xưa kia được tổ chức thường niên ở tất cả các làng, nóc. Xuyên suốt lễ hội là nghi lễ cúng đất trời, thần linh tại đầu nguồn nước, chân cây nêu và nhà già làng. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Ca Dong, bởi đồng bào rất coi trọng nguồn nước, xem nước là mạch nguồn của sự sống.

Nhân lực quản lý di sản văn hóa cấp xã/ phường ở Hà Nội tiếp cận từ góc nhìn di sản

Nhân lực có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý di sản văn hóa, tuy nhiên, cấp xã/ phường ở Hà Nội không có nhân lực biên chế cho vị trí quản lý di sản, mà cán bộ công chức văn hóa xã hội (VHXH) sẽ đảm trách luôn công việc có liên quan đến lĩnh vực này. Hiện tượng tu bổ di tích sai lệch giá trị hoặc phá di tích làm lại mới hoàn toàn, một phần nguyên nhân do cán bộ quản lý di sản tại địa bàn không được trang bị kiến thức chuyên môn để giám sát và kịp thời phát hiện. Thực trạng nhân lực quản lý di sản văn hóa cấp xã/ phường đang thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, cần thiết phải có những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục tình trạng này.