• Văn hóa > Cổ truyền

QUAN LANG HỌ ĐINH Ở MƯỜNG ĐỘNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐẠI VIỆT

Họ Đinh là một trong những họ lớn trong cộng đồng các họ tộc ở Việt Nam đóng góp nhiều công sức để xây dựng và bảo vệ đất Việt. Đó cũng là họ mang dấu ấn bản địa ngàn đời trên mảnh đất này. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của các tộc nhánh họ Đinh trong cộng đồng các dòng họ người Việt, thì họ Đinh vẫn là một họ lớn của người Mường cho đến tận ngày nay. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày về họ Đinh ở vùng Mường Động trong mối quan hệ với nhà nước Đại Việt.

TỪ LAM KINH ĐẾN ĐÔNG KINH: MỐI LIÊN HỆ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA

Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, Lam Sơn (Lam Kinh) là vùng đất chứa đựng dấu ấn quan trọng, nơi dựng cờ khởi nghĩa của Bình Định Vương Lê Lợi. Từ Lam Kinh - quê hương của hoàng tộc nhà Lê, căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống quân Minh đến Đông Kinh - kinh đô của vương triều Hậu Lê có những mối dây liên hệ trên nhiều phương diện về lịch sử, văn hóa nghệ thuật. Nghiên cứu mối liên hệ đó góp phần tái hiện không gian, làm sáng tỏ những giá trị nghệ thuật kiến trúc, mỹ thuật điển hình thời Lê sơ, phục vụ công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản ở Lam Kinh, Đông Kinh (Thăng Long - Hà Nội) hiện nay.

LỄ HỘI VÍA BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM TỪ GÓC NHÌN LỄ VẬT

Bà Chúa Xứ núi Sam từ lâu đã được xem là một vị thần bảo hộ có quyền năng vô hạn. Việc tôn thờ Bà và niềm tin được Bà che chở khiến cho cư dân thấy yên tâm làm ăn. Người dân đến với lễ hội vía bà chúa Xứ núi Sam Châu Đốc tỉnh An Giang thuộc miền Tây Nam Bộ Việt Nam không chỉ có được sự đồng cảm về biểu tượng chung - biểu tượng của niềm tin tâm linh, mà còn có niềm cộng cảm về các giá trị văn hóa.

YẾU TỐ VĂN HÓA BIỂN TRONG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA CƯ DÂN VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH

Là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh, Vân Đồn không không chỉ là địa danh lịch sử nổi tiếng trong quá trình bảo vệ tổ quốc với sự ra đời và phát triển của trang Vân Đồn từ thời kỳ nhà Lý, mà đây còn là một vùng văn hóa đặc sắc, trong đó yếu tố văn hóa biển là yếu tố đặc trưng của lịch sử - văn hóa cư dân nơi đây. Cho đến nay, các lễ hội truyền thống ở Vân Đồn còn thể hiện rõ những yếu tố văn hóa biển truyền thống của cư dân nơi đây. Lễ hội Quan Lạn chẳng hạn, không chỉ là một trong lễ hội quan trọng nhất của cư dân vùng biển, mà còn có sự tích hợp giữa yếu tố văn hóa biển và yếu tố lịch sử chống giặc ngoại xâm trên biển.

MÔ HÌNH QUẢN LÝ DI SẢN MỘC BẢN CHÙA VĨNH NGHIÊM VÀ CHÙA BỔ ĐÀ TỈNH BẮC GIANG

Cho đến nay, Việt Nam đã có 6 di sản được công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới (1). Việc vinh danh các di sản tư liệu thế giới vừa là sự ghi nhận giá trị văn hóa của chủ thể và quốc gia có di sản, đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản đó. Mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà được Luật Di sản văn hóa và các Công ước quốc tế về Bảo vệ di sản văn hóa bảo vệ. Vì vậy, việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản mộc bản tại hai chùa Bổ Đà và Vĩnh Nghiêm là rất cần thiết. Quá trình trên phụ thuộc rất lớn vào việc định hướng mô hình quản lý di sản đi theo hướng phát triển nào. Để lựa chọn mô hình bảo tồn và phát huy di sản, chúng ta phải căn cứ trên những tiêu chí như: mục đích, nguyên tắc, loại hình di sản và nguồn lực, bao gồm các nguyên tắc, mục tiêu, nội dung hoạt động, với các vấn đề cụ thể.

TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU NHÌN TỪ LÝ THUYẾT TÍNH ĐỒNG DẠNG

Ở Việt Nam, lý thuyết mạng lưới xã hội (MLXH) tỏ ra có hiệu quả trong việc nghiên cứu và giải thích quá trình di cư, tìm kiếm việc làm, phát triển kinh tế, hành vi tìm kiếm sức khỏe... Trong bài viết này, chúng tôi vận dụng lý thuyết về tính đồng dạng của J.McPherson, L.S.Lovin để nghiên cứu một MLXH, cụ thể là trường hợp đồng thày Đặng Thị Mát, trụ trì chùa Hang, đền Quan Tam phủ, xã Thanh Mỹ, Sơn Tây, Hà Nội; từ đó góp phần phản ánh quá trình vận động của tín ngưỡng thờ mẫu trong bối cảnh xã hội chịu tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa.

NGUỒN GỐC CÁCH THỨC XƯNG HÔ THÂN TỘC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

Xưng hô là hình thức giao tiếp cơ bản, phản ánh những mối quan hệ giữa các cá nhân trong một xã hội. Xưng hô thân tộc là hình thức xưng hô sử dụng các danh từ chỉ người trong gia đình và dòng họ để giao tiếp giữa người với người và đây cũng là hình thức xưng hô căn bản trong xã hội Việt Nam hiện nay. Việc tìm hiểu về nguồn gốc của cách thức xưng hô này sẽ cho thấy sự khác biệt so với cách thức xưng hô phi thân tộc của nhiều dân tộc khác trên thế giới.

LỄ CẦU MÁT Ở XÃ ĐƯỜNG LÂM, SƠN TÂY, HÀ NỘI

Trong một năm, người Việt thực hiện rất nhiều nghi thức cầu cúng nhằm cầu xin sự bình an, hạnh phúc trong cuộc sống. Bên cạnh những lễ tiết chính, nhiều địa phương còn duy trì một số nghi lễ khác như lễ cầu mát, lễ ra hè... Trong bài viết này, chúng tôi chọn khảo sát lễ cầu mát ở một số làng thuộc xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội với mong muốn tìm hiểu những biến đổi của nghi lễ dân gian trong đời sống đương đại.

SINH VIÊN HÀ NỘI VỚI LỄ HỘI PHƯƠNG TÂY

Tổ chức và tham gia vào các lễ hội là hoạt động văn hóa thường xuyên của sinh viên Hà Nội. Các lễ hội truyền thống, lễ hội nhân dịp thành lập trường, lập khoa, lễ hội chào tân sinh viên... thu hút sự quan tâm của sinh viên, đặc biệt là những lễ hội có nguồn gốc phương Tây. Từ sự tham dự của sinh viên ở những lễ hội này đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề cần quan tâm.

KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI THÁI TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Người Thái được coi là dân tộc đa số của vùng Tây Bắc cũng như miền tây Thanh - Nghệ. Do là tộc người có số lượng dân số đông nhất so với các dân tộc thiểu số khác, nên bên cạnh tiếng Việt, tiếng Thái là ngôn ngữ giao tiếp chính của hai khu vực trên. Việc nghiên cứu tính chất, bản sắc và khả năng thích ứng cũng như mối quan hệ giữa người Thái với các tộc người khác trong vùng; giữa người Thái Việt Nam với người Thái trong khu vực có ý nghĩa hết sức quan trọng. Từ việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu đã công bố về người Thái ở miền tây 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, kết hợp với những tư liệu thu thập được qua nghiên cứu thực địa tại 3 địa điểm: huyện Tương Dương (xã Xá Lượng), huyện Quế Phong (xã Tri Lễ), tỉnh Nghệ An và huyện Quan Sơn (xã Mường Mìn), tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi xin trình bày một số vấn đề sau.

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO Ở TUYÊN QUANG SAU TÁI ĐỊNH CƯ

Người Dao ở Tuyên Quang có khoảng 77.015 người chiếm 10.61% dân số toàn tỉnh với 9 nhóm khác nhau là nhóm Dao đỏ, Dao tiền, Dao áo dài, Dao coóc mùn, Lô gang, Thanh y, Coóc ngáng, Quần trắng, Quần chẹt. Nhóm Dao đỏ sống chủ yếu ở 27 xã thuộc 2 huyện Chiêm Hóa, Na Hang (1). Theo các tài liệu nghiên cứu, các nhà dân tộc học đều khẳng định nhóm người Dao đỏ ở Tuyên Quang có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc, đến Tuyên Quang vào khoảng cuối thời Minh, cùng với sự di cư của nhóm Dao tiền từ Quảng Đông, Quảng Tây, Trung Quốc: “Nhóm người Dao đỏ và Dao tiền ở Na Hang cũng được liệt vào nhóm Dao đã đến Việt Nam trong khoảng thời gian từ TK XIV đến XVII” (2).