• Văn hóa > Cổ truyền

NGHI LỄ CÚNG CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI KHÁNG

Người Kháng ở Tuần Giáo, Điện Biên quan niệm, luôn luôn tồn tại linh hồn bên trong mỗi con người cùng các thế lực siêu nhiên. Những linh hồn và thế lực siêu nhiên này thường gây ra bệnh tật, ốm đau cho cả con người, vật nuôi, cây trồng. Vì vậy, việc xem bói và cúng bái chữa bệnh trở nên phổ biến trong cộng đồng tộc người Kháng.

LỄ HỘI CỔ TRUYỀN TRONG LÒNG THÀNH PHỐ

Làng Kế (nay thuộc phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) là một làng vừa mang những đặc điểm của làng cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB), lại vừa mang những nét tiêu biểu cho những biến đổi hiện nay của nông thôn trước sức tấn công của đô thị hóa. Trong những thế kỷ gần đây, cơ cấu kinh tế của làng đã có nhiều chuyển dịch, trở thành sự phức hợp công - nông - thương khá hài hòa và điển hình của làng trong đô thị. Trải ngàn năm lịch sử, các thế hệ cư dân nơi đây đã nối tiếp nhau, cần cù lao động, tích cực sáng tạo và miệt mài học tập để xây dựng nên một truyền thống văn hóa đáng tự hào. Trong quá trình đô thị hóa, truyền thống văn hóa đó vẫn luôn được gìn giữ, vun đắp và bảo tồn, nó được thể hiện trong các lễ hội dân gian địa phương tiêu biểu.

LỄ LÀM CHAY CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN

Lễ làm chay cho ma người chết của đồng bào Dao Tuyển ở Bảo Thắng, Lào Cai là lễ đưa ma về quê cha đất tổ. Thuật ngữ làm ma khô cũng chỉ nghi lễ này. Đồng bào ở đây quan niệm làm ma là lúc chôn cất mới chỉ là hình thức đem người chết giam trong 18 tầng địa ngục, để ma người chết không về làm hại con cháu, đồng thời cũng để các ma xấu không làm hại ma. Để ma người chết được giải thoát về sống với tổ tiên thì phải làm lễ chay. Lễ chay có mục đích đuổi ma xấu, giải thoát cho ma người chết khỏi 18 tầng địa ngục, triệu tập ma người chết về quê cha đất tổ. Cho đến nay, lễ làm chay của người Dao Tuyển vẫn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa độc đáo.

TRI THỨC TRUYỀN THỐNG VỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC CỦA NGƯỜI THÁI ĐEN

Bản Pọng, xã Hua La, nằm ở phía nam thị xã Sơn La, có vị trí địa lý khá thuận lợi. Nơi đây nằm trên một dải thung lũng hẹp dọc hai bờ của suối Nậm La, rất tiện lợi về nguồn nước cho sinh hoạt và canh tác nông nghiệp. Hoạt động kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, cây lúa giữ vai trò quan trọng. Đến nay, người dân nơi đây vẫn giữ được nếp sinh hoạt xưa, thể hiện qua tập quán cư trú ven sông suối, ở nhà sàn, mặc trang phục truyền thống. Đặc biệt, họ có tập quán sản xuất nông nghiệp với hệ thống tưới tiêu mương, phai khá hoàn chỉnh, thể hiện trình độ kỹ thuật độc đáo mà ngày nay vẫn còn phát huy tác dụng, góp phần ổn định sản xuất, đảm bảo đời sống người dân, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái tự nhiên.

VĂN HÓA DÒNG HỌ NGÔ THÌ Ở LÀNG TẢ THANH OAI

Sự phục hưng dòng họ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dòng họ nhằm giáo dục các thế hệ tiếp nối là việc làm cần thiết, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Văn hóa dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội đã, đang có những bước chuyển mình một cách toàn diện, sâu sắc trước những tác động mạnh mẽ, đa chiều của quá trình đô thị hóa hiện nay.

LỄ HỘI CHÙA VĨNH NGHIÊM TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang, một trong những vùng đất cổ thuộc Kinh Bắc xưa, không chỉ nổi tiếng về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, mà còn là vùng văn hóa có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và lễ hội truyền thống. Chùa Vĩnh Nghiêm được đánh giá là một trong những ngôi chùa cổ đẹp nhất đất Kinh Bắc, được Bộ VHTT xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1964. Tháng 5-2012, kho mộc bản lưu trữ tại chùa được tổ chức UNESCO thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương ghi danh di sản tư liệu trong chương trình Ký ức thế giới. Chùa cũng là nơi nuôi dưỡng lễ hội truyền thống đặc sắc nhất huyện Yên Dũng - lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm.

TỤC NHUỘM RĂNG ĐEN CỦA NGƯỜI VIỆT

Nhuộm răng đen là một tục lệ lâu đời, xuất hiện từ thời Hùng Vương, tồn tại suốt mấy ngàn năm trong lịch sử văn hóa của người Việt. Đây vốn là phong tục cổ truyền không chỉ của cư dân người Việt mà còn tồn tại ở cộng đồng các dân tộc như Thái, Mường, Dao, Lự, Si La,…Trong cộng đồng người Việt, tục nhuộm răng đen chủ yếu chỉ phổ biến ở khu vực miền Bắc và miền Trung, còn ở miền Nam không thấy dấu vết của phong tục này.

TÍN NGƯỠNG THỜ THIÊN Y A NA CỦA NGƯỜI VIỆT Ở KHÁNH HÒA

Thiên Y A Na là kết quả của quá trình tiếp biến văn hóa Việt - Chăm. Chính quá trình này đã góp phần làm cho tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na của người Việt ở Khánh Hòa trở nên phổ biến, đa dạng về hình thức, nhiều về số lượng và tạo nên sắc thái văn hóa riêng. Thiên Y A Na được người Việt thờ ở tháp Bà, am, đình làng, chùa, miếu ngũ hành, điện thờ mẫu tứ phủ, lăng ông Nam Hải, miếu hội đồng và điện thờ tư gia. Bài viết nhằm hệ thống về dạng thức thờ tự, diễn giải về sự tích hợp và biến đổi nghi lễ hầu đồng trong sinh hoạt tín ngưỡng này của người Việt ở Khánh Hòa hiện nay.

HÁT SOỌNG CÔ CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở TUYÊN QUANG

Soọng cô là loại hình ca hát dân gian độc đáo, thể hiện sinh động đời sống của người Sán Dìu ở Tuyên Quang. Nó luôn là phương tiện truyền tải mọi tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của người dân. Trước sự phát triển của nhiều loại hình giải trí hiện đại, việc tìm hiểu đặc trưng, vai trò, ý nghĩa của làn điệu dân ca này là việc làm cần thiết, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc.

NGHI LỄ ĐẶT TÊN CỦA NHÓM DAO TIỀN Ở NGÂN SƠN, BẮC CẠN

Huyện Ngân Sơn, Bắc Cạn chủ yếu có 2 nhóm Dao cư trú là Dao Tiền, Dao Đỏ. Huyện có tổng số 27.680 nhân khẩu, gồm các dân tộc Tày, Dao, Kinh, Nùng, Mông, Hoa. Riêng tộc người Dao có 7.444 nhân khẩu (trong đó, người Dao Tiền có khoảng gàn 4.000 nhân khẩu), đứng vào hàng thứ 2, chỉ sau dân tộc Tày. Người Dao Tiền tập trung đông đúc ở các xã Thượng Ân, Trung Hòa, Cốc Đán, đều là những xã đặc biệt khó khăn nằm trong chương trình 135 hiện nay. Người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn có rất nhiều nghi lễ mang đậm các yếu tố đặc trưng của văn hóa Dao, như lễ đặt tên con, lễ cưới, lễ tang, lễ cấp sắc 3 đèn, 7 đèn và 12 đèn. Bài viết này đề cập các nghi lễ liên quan đến tên gọi của người đàn ông Dao Tiền ở cõi dương, cõi âm.

TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở TÂY BẮC

Tri thức bản địa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, các dân tộc ít người ở vùng Tây Bắc nói riêng là một phức hợp những kinh nghiệm được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng trí nhớ, thực tiễn sản xuất, thực hành xã hội. Tri thức bản địa bao gồm các lĩnh vực như: sản xuất lương thực, thực phẩm, chăn nuôi; cất trữ, chế biến thức ăn; thu hái, sử dụng các cây thuốc, cách chữa bệnh; truyền thụ kiến thức qua các thế hệ, quản lý, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên; tổ chức quản lý cộng đồng… Đây là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa, đồng thời tác động đến mọi mặt của đời sống, nhất là bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển kinh tế, quản lý xã hội, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.