• Văn hóa > Cổ truyền

KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI THÁI TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Người Thái được coi là dân tộc đa số của vùng Tây Bắc cũng như miền tây Thanh - Nghệ. Do là tộc người có số lượng dân số đông nhất so với các dân tộc thiểu số khác, nên bên cạnh tiếng Việt, tiếng Thái là ngôn ngữ giao tiếp chính của hai khu vực trên. Việc nghiên cứu tính chất, bản sắc và khả năng thích ứng cũng như mối quan hệ giữa người Thái với các tộc người khác trong vùng; giữa người Thái Việt Nam với người Thái trong khu vực có ý nghĩa hết sức quan trọng. Từ việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu đã công bố về người Thái ở miền tây 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, kết hợp với những tư liệu thu thập được qua nghiên cứu thực địa tại 3 địa điểm: huyện Tương Dương (xã Xá Lượng), huyện Quế Phong (xã Tri Lễ), tỉnh Nghệ An và huyện Quan Sơn (xã Mường Mìn), tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi xin trình bày một số vấn đề sau.

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO Ở TUYÊN QUANG SAU TÁI ĐỊNH CƯ

Người Dao ở Tuyên Quang có khoảng 77.015 người chiếm 10.61% dân số toàn tỉnh với 9 nhóm khác nhau là nhóm Dao đỏ, Dao tiền, Dao áo dài, Dao coóc mùn, Lô gang, Thanh y, Coóc ngáng, Quần trắng, Quần chẹt. Nhóm Dao đỏ sống chủ yếu ở 27 xã thuộc 2 huyện Chiêm Hóa, Na Hang (1). Theo các tài liệu nghiên cứu, các nhà dân tộc học đều khẳng định nhóm người Dao đỏ ở Tuyên Quang có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc, đến Tuyên Quang vào khoảng cuối thời Minh, cùng với sự di cư của nhóm Dao tiền từ Quảng Đông, Quảng Tây, Trung Quốc: “Nhóm người Dao đỏ và Dao tiền ở Na Hang cũng được liệt vào nhóm Dao đã đến Việt Nam trong khoảng thời gian từ TK XIV đến XVII” (2).

VÀI NÉT VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG HUYỆN ĐÔNG ANH

Đông Anh là huyện ngoại thành Hà Nội, có vị trí chiến lược quan trọng không chỉ về vị trí địa lý mà còn là sự tổng hòa của các yếu tố tự nhiên, tạo nên đặc trưng văn hóa riêng biệt cho vùng đất này. Đông Anh đã hai lần được chọn là kinh đô của nước Việt: kinh đô Cổ Loa thời An Dương Vương (208 - 179 trước CN) và kinh đô lần thứ hai sau khi Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 (1).

ĐẶC SẮC TRONG ÁNG MO ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC CỦA NGƯỜI MƯỜNG

Trong 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, người Mường có số dân đông thứ nhì sau người Kinh và là dân tộc có nền văn hóa riêng rất giàu bản sắc. Một trong những biểu hiện của nền văn hóa đặc sắc ấy phải kể tới kho tàng mo Mường gắn với phong tục lễ tang. Với quan niệm sống chết là quy luật, song, người ta khi chết đi vẫn tiếp tục sống ở thế giới khác. Nếu được gia đình chuẩn bị chu đáo nghĩa là được mo đầy đủ thì hồn ma càng sớm được đến mường Trời. Mo lễ tang gồm 5 phần dài tới vài vạn câu. Nếu thực hiện đầy đủ nghi lễ này phải kéo dài tới 12 đêm. Trong 5 phần của mo lễ tang thì phần Đẻ đất đẻ nước (Te tấc te tác) còn gọi là mo trêu có nội dung độc đáo và đặc sắc nhất (1).

NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TRONG TRUYỆN THƠ NÔM TÀY

Trong kho tàng văn học dân gian Tày, truyện thơ Nôm là thể loại đạt được nhiều thành tựu tiêu biểu. Theo thống kê của Vũ Anh Tuấn: “Gần 60 pho sách truyện Nôm Tày đã được chép thành văn bản. Đó là chưa kể đến hàng trăm dị bản truyền miệng trong dân gian, hàng chục văn bản Nôm Tày mà thỉnh thoảng lại có văn bản được sưu tầm công bố tư liệu bổ sung” (1). Từ năm 2004 đến nay đã có hơn 60 tác phẩm, trong số đó có nhiều tác phẩm đã được sưu tầm, phiên âm Latin hóa, dịch ra tiếng Việt, rồi xuất bản, công bố.

LỄ HỘI YÊN THẾ, TỪ HOÀNG HOA THÁM VÀ DÀNH CHO HOÀNG HOA THÁM

Lễ hội Yên Thế xuất hiện khá muộn và gắn với nhân vật lịch sử có thực là Hoàng Hoa Thám. Sự nghiệp chống thực dân Pháp suốt gần 30 năm xung quanh núi rừng Yên Thế của vị thủ lĩnh Đề Thám không chỉ để lại một chiến tích quân sự lừng lẫy mà còn để lại những tập tục, di vật có giá trị tín ngưỡng và lịch sử làm cơ sở cho việc cộng đồng duy trì và tôn vinh thành một hệ thống di sản tâm linh, văn hóa cấp quốc gia. Nói cách khác, lễ hội Yên Thế chính là nơi phản ánh rõ nhất quá trình ký ức cộng đồng tiếp nhận, lưu giữ hình ảnh của Đề Thám.

ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO

Vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo gồm 23 xã, thị trấn thuộc 4 huyện của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Trong đó có 6 xã, 1 thị trấn thuộc huyện Tam Đảo, 1 xã thuộc huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), 10 xã thuộc huyện Đại Từ (Thái Nguyên) và 5 xã thuộc huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Người dân sinh sống ở đây từ lâu đời, ngoài dân tộc Kinh còn có 7 dân tộc thiểu số khác: Sán Dìu, Dao, Sán Chỉ, Cao Lan, Tày, Nùng và Hoa, trong đó dân tộc Sán Dìu chiếm tỷ lệ đông nhất. Dân số của người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc là 8.412 hộ với 39.539 khẩu (2011), phân bố rải rác ở các huyện Tam Đảo, Lập Thạch, Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên, tập trung đông nhất ở xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo (chiếm 87,5%), 11/13 thôn có 100% dân cư là người Sán Dìu. Vì vậy, những đặc điểm văn hóa xã hội của cộng đồng người Sán Dìu sẽ được nghiên cứu chủ yếu tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

CÁC DI TÍCH PHỤNG THỜ DANH Y TUỆ TĨNH Ở HẢI DƯƠNG

Sự nghiệp trước tác của đại danh y Tuệ Tĩnh giữ vị trí quan trọng trong lịch sử y - dược học Việt Nam. Vì vậy, nhân dân đã lập đền thờ ngài ở nhiều nơi trong cả nước, đặc biệt là trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Trong bốn di tích thờ đại danh y Tuệ Tĩnh có hai nơi thờ chính là đền Xưa (thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ), đền Bia (thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn) và hai nơi phối thờ là chùa Giám (xã Cẩm Sơn), Văn miếu Mao Điền (xã Cẩm Điền).

DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA SƠN DƯỢC, THÁI NGUYÊN

Đại Từ được biết đến là một mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, trong đó phải kể đến tài nguyên khoáng sản và du lịch dồi dào, có thể phân chia thành các nhóm chính: khoáng sản là nguyên liệu cháy, khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại... Ngoài ra, tài nguyên du lịch cũng đem lại nhiều lợi ích kinh tế, góp phần quan trọng cho sự phát triển chung của toàn huyện. Khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng với câu chuyện tình huyền thoại của nàng Công và chàng Cốc làm đắm say lòng người. Đây là điểm du lịch đã thu hút đông đảo hàng vạn du khách trong và ngoài nuớc đến với Đại Từ.

MÔ HÌNH QUẢN LÝ DI SẢN CHÙA VĨNH NGHIÊM, BẮC GIANG

Chùa Vĩnh Nghiêm là nơi phát tích tam tổ phái thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam. “Với sự hiện diện của ba vị sư tổ: Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã trở thành quốc đạo, một biểu tượng giá trị tinh thần người Việt; chùa Vĩnh Nghiêm trở thành chốn an cư, kiết hạ, giảng kinh, thuyết pháp, là trụ sở chính thức đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, là một trong những ngôi tổ đình đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử” (1). Hiện nay chùa còn lưu giữ 3.050 mộc bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực: tôn giáo, y học, văn học, triết học, lịch sử, ngôn ngữ..., với 9 đầu sách, là bộ mộc bản gốc của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức vào ngày 14 - 2 âm lịch hàng năm, phản ánh ảnh hưởng to lớn của Phật giáo trong đời sống xã hội, đặc biệt là sự sùng bái của nhân dân địa phương đối với các vị tam tổ.

BÀI TRÍ TRONG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA XƯA VÀ NAY

Trong vài thập niên gần đây, rất nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng được tu bổ, phục hồi và xây mới. Nhiều nơi đã, đang xuất hiện những ngôi chùa, pho tượng, hiện vật mới ra đời, thi nhau lập kỷ lục về sự to lớn, hoành tráng, chưa từng có. Hoạt động tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng diễn ra thường xuyên, thu hút ngày càng đông tín đồ, công chúng, nhất là vào các dịp lễ, tết, hội hè. Làn sóng đó khiến ta liên tưởng đến sự phục hưng mạnh mẽ của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trong giai đoạn đất nước hòa bình, thống nhất.