• Chuyên mục ẩn > Nhìn lại 10 năm thực hiện chiến lược phát triển văn hóa

Nhìn lại quá trình thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 từ vấn đề xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa

Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06-5-2009 của Thủ tướng Chính phủ) là chiến lược được xây dựng nhằm thể chế các quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Một vấn đề quan trọng nổi lên hàng đầu trong chiến lược phát triển văn hóa (gọi tắt chung là Chiến lược văn hóa) là vấn đề xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống, đời sống văn hóa. Nhìn lại 10 năm thực hiện chiến lược này, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng về xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong thời gian tới.

Về một vấn đề của Chiến lược văn hóa: Để văn hóa thực sự trở thành động lực phát triển

Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngoài những vấn đề quan thiết khác, cặp phạm trù đồng hành văn hóa và phát triển đã, đang và sẽ trở thành một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều khu vực, quốc gia cộng đồng, gia đình, cá nhân… Thông điệp xuyên suốt của UNESCO về vai trò ngày càng to lớn, quan trọng, mạnh mẽ của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở tầm quốc gia hay liên quốc gia; thực tiễn sinh động và khắc nghiệt của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở phạm vi mỗi quốc gia hay toàn nhân loại những năm vừa qua đã minh chứng một sự thật hùng hồn rằng: không thể phát triển kinh tế - xã hội một cách lành mạnh, bền vững nếu sự phát triển ấy không dựa trên động lực văn hóa, không nhằm vào mục tiêu văn hóa và không dựa trên nền tảng tinh thần của xã hội - tức văn hóa.

Dự báo xu hướng hoạt động xuất bản trong thời gian tới

Hoạt động xuất bản ở nước ta thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng và bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm. Vị trí và tính chất đó được xác định trong các văn bản của Đảng, hệ thống pháp luật nhà nước từ rất sớm và nhất quán. Gần đây, Chỉ thị 42/CT-TW ngày 25-8-2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản xác định rõ thêm: xuất bản là một ngành kinh tế - công nghiệp. Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 cũng xác định: “Nhà nước có chính sách, tạo điều kiện xây dựng ngành xuất bản trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật phát triển toàn diện; đặt hàng đối với xuất bản phẩm về lý luận, chính trị, xuất bản phẩm phục vụ thiếu nhi, đồng bào dân tộc thiểu số, người khiếm thị, xuất bản phẩm cần phổ biến rộng rãi nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội trọng yếu và thông tin đối ngoại…”. Song, trên thực tế, về cơ cấu tổ chức, xuất bản thuộc chức năng quản lý nhà nước và trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong khuôn khổ của bài viết, chỉ xin đề cập đến những vấn đề, xu hướng và kịch bản phát triển của hoạt động mang tính đặc thù này.

Phát huy nguồn lực di sản văn hóa trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội

Việt Nam, với sự hiện diện của hàng ngàn các di sản văn hóa (DSVH) vật thể, phi vật thể độc đáo, đặc sắc, là nguồn lực nội sinh quan trọng để phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, việc nhận diện, khai thác, bảo tồn, phát huy giá trị của các DSVH là việc làm cần thiết để khẳng định, tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống; góp phần bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người. Bài viết nghiên cứu về thực trạng bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị các DSVH vật thể, phi vật thể ở Việt Nam trong mối tương quan với phát triển du lịch như Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 đề ra; đề xuất giải pháp để gắn kết giữa DSVH với phát triển kinh tế, xã hội nước ta trong thời gian tới.