• Chuyên mục ẩn > Nhìn lại 10 năm thực hiện chiến lược phát triển văn hóa

Phát huy nguồn lực di sản văn hóa trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội

Việt Nam, với sự hiện diện của hàng ngàn các di sản văn hóa (DSVH) vật thể, phi vật thể độc đáo, đặc sắc, là nguồn lực nội sinh quan trọng để phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, việc nhận diện, khai thác, bảo tồn, phát huy giá trị của các DSVH là việc làm cần thiết để khẳng định, tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống; góp phần bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người. Bài viết nghiên cứu về thực trạng bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị các DSVH vật thể, phi vật thể ở Việt Nam trong mối tương quan với phát triển du lịch như Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 đề ra; đề xuất giải pháp để gắn kết giữa DSVH với phát triển kinh tế, xã hội nước ta trong thời gian tới.

Mấy kiến giải về văn hóa trong giao lưu, hội nhập thời hiện đại

Giao lưu, hội nhập văn hóa với thế giới là một trong những lĩnh vực quan trọng trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 của Chính phủ, được ban hành và triển khai thực hiện từ năm 2009. Trong gần 10 năm qua, hoạt động giao lưu, hợp tác, hội nhập văn hóa đã tạo nên nhiều thành tựu đáng ghi nhận, nhưng không phải không còn những tồn tại cần quan tâm. Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 cũng đã nhận định: “Giao lưu văn hóa còn thiếu chủ động; chưa tạo được nhiều nguồn lực để mở rộng hợp tác, giao lưu… Tăng cường, chủ động hợp tác và giao lưu quốc tế về văn hóa… Xây dựng cơ chế phối hợp để triển khai hoạt động ngoại giao văn hóa…”. Ở đây, từ cái nhìn đa chiều, chúng tôi đưa ra mấy kiến giải về văn hóa trong giao lưu, hội nhập quốc tế nhằm góp phần vào công tác bổ khuyết và thực thi Chiến lược phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Thư viện Việt Nam: Những khoảng cách còn lại

Hệ thống thư viện công cộng và các hệ thống thư viện chuyên ngành, đa ngành trong cả nước đã từng bước lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giai đoạn 2009-2019 tròn một thập kỷ ngành Thư viện Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu và hoạt động không ngừng, để thực hiện những nội dung cơ bản và định hướng phát triển theo quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 “Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”); nhằm góp phần nâng cao văn hóa đọc cho toàn thể nhân dân trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập và phát triển với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, 10 năm qua, bên cạnh những thành tích nổi bật, những kết quả đạt được, hệ thống thư viện ở nước ta thời gian qua vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế, cần sớm được khắc phục cả về cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư, trang thiết bị, nguồn nhân lực thư viện...

10 năm âm nhạc Việt Nam - một góc nhìn giản lược

Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã tác động tích cực đến các loại văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây. Riêng với loại hình nghệ thuật âm nhạc luôn diễn ra sôi động, có những chuyển đổi đáng kể về cả nội dung lẫn hình thức, làm cho sắc diện của nó hiện lên với nhiều gam màu, đậm/ nhạt khác nhau. Bằng cảm quan riêng, nhìn một cách khái quát, thông qua công trình nghiên cứu cũng như những tác phẩm sáng tác của các nhà nghiên cứu, nhạc sĩ Việt Nam thì phần nào thấy được điều đó.