• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

Múa trong lễ hội của người Tày tỉnh Tuyên Quang

Múa là một loại hình nghệ thuật, đóng vai trò rất quan trọng trong các nghi lễ và lễ hội của người Tày. Mỗi điệu múa lại chuyển tải và thể hiện một nội dung khác nhau nhưng vẫn mang đậm sắc thái nông nghiệp. Có những điệu múa mang tính phổ biến trong nhiều lễ hội như: múa sư tử, múa tung còn hay những điệu múa được nảy sinh từ ngay chính sinh hoạt lao động hằng ngày như: múa chèo thuyền, múa kiếm gỗ nằm trong hệ thống múa dậm hầu cổ. Nhìn vào cách phô diễn, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự đa dạng và phong phú về tính chất, sắc thái cũng như màu sắc khác nhau của từng điệu múa nhưng tựu chung lại là sự điển hình của cư dân nông nghiệp; qua đó thể hiện ước vọng của mình, làm vơi bớt đi những khó khăn, vất vả trong cuộc sống hằng ngày, tạo động lực thúc đẩy sản xuất, tạo niềm tin tươi sáng vào cuộc sống mới, khơi gợi tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.

Chất liệu chủ đề từ âm nhạc truyền thống trong một số tác phẩm khí nhạc của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân là một trong số những nhạc sĩ trưởng thành sau năm 1975, luôn thể hiện một phong cách sáng tác khác biệt, khẳng định ngôn ngữ riêng của mình. Ông là nhạc sĩ kế thừa tinh hoa của dòng nhạc kinh điển bác học, đồng thời kết hợp với những yếu tố mang đậm âm hưởng âm nhạc dân gian để tác phẩm luôn mang bản sắc dân tộc. Khi đưa âm nhạc truyền thống vào tác phẩm khí nhạc mới, tác giả sẽ có cách vận dụng, xử lý và sáng tạo các tiết tấu, thang âm, điệu thức… để tạo ra những nét đặc trưng, bản sắc nghệ thuật riêng cho mỗi tác phẩm. Điều này đã trở thành nguyên tắc thẩm mỹ trong sáng tác của Đỗ Hồng Quân cũng như nhiều nhạc sĩ Việt Nam khác.

Dạy lý thuyết âm nhạc cho học sinh ngành Xiếc

Lý thuyết âm nhạc là môn học không thể thiếu trong chương trình đào tạo khối nghệ thuật nói chung. Với học sinh ngành Xiếc cũng vậy, lý thuyết âm nhạc có vai trò quan trọng, giúp các em nhận biết được những vấn đề cơ bản nhất về âm nhạc, cao hơn đó là cảm nhận được cái hay, cái đẹp do tác phẩm âm nhạc mang lại thông qua các thành tố: giai điệu, tiết tấu, lời ca… Cảm thụ âm nhạc sẽ giúp các em thể hiện được những động tác, tiết mục xiếc có cảm xúc hơn.

Dân ca trong tác phẩm nhạc cho múa Việt Nam

Âm nhạc Việt Nam nói chung, âm nhạc cho múa nói riêng vẫn đang trên con đường tìm tòi và phát triển. Việc sử dụng chất liệu âm nhạc dân tộc vào trong các tác phẩm múa có thể coi là một biện pháp đúng đắn, bởi tất cả tác phẩm múa Việt Nam đều có yếu tố dân tộc thông qua nội dung, hình tượng, động tác và cảm xúc... Với tài năng sáng tạo của các nhạc sĩ, những chất liệu từ dân ca, dân vũ, dân nhạc cũng như âm nhạc sân khấu truyền thống được khai thác trong những sáng tác âm nhạc cho múa Việt Nam thể hiện những màu sắc và cung bậc khác nhau, mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả.

Tương đồng và khác biệt giữa ballet cổ điển và ballet đương đại

Ballet là một vở kịch múa, dùng ngôn ngữ múa là động tác, điệu bộ, đội hình chuyển động trong âm nhạc,trong không gian, thời gian.Ballet đã hình thành và phát triển từ ballet cổ điển đến ballet đương đại. Bài viết nhằm chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa ballet cổ điển và ballet đương đại.

Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển dân ca quan họ Bắc Ninh

Dân ca quan họ là sản phẩm văn hóa sáng tạo của người dân xứ Kinh Bắc, đã đạt tới tầm cao trong nền nghệ thuật dân gian truyền thống của dân tộc. Trong những yếu tố tạo nên sự độc đáo của dân ca quan họ, phương thức đối giọng và sáng tác những làn điệu, bài bản mới được coi là hai yếu tố quan trọng, góp phần duy trì và thúc đẩy sự phát triển trên phương diện nghệ thuật.

Giải pháp bảo tồn và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro (Bà Rịa - Vũng Tàu) đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu trong các lễ nghi, lễ hội, tín ngưỡng tâm linh, đám cưới, đám tang, diễn xướng dân gian... của gia đình, tộc họ và cộng đồng dân tộc Chơ Ro; nhất là trong sinh hoạt cộng đồng. Nó đã và đang còn tồn tại trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Chơ Ro, thể hiện nét đẹp truyền thống của người Chơ Ro vẫn giữ được đến ngày nay. Đây là “viên ngọc quý” trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, nhưng hiện nay nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro đã mai một, thất truyền. Do đó, rất cần tổ chức thực hiện đồng bộ, khẩn trương các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chuyển soạn và biểu diễn tác phẩm piano cổ điển theo phong cách nhạc nhẹ

Hiện nay, đời sống âm nhạc với nhiều điều kiện giao lưu văn hóa đã giúp người yêu nhạc Việt Nam được tiếp xúc với các thể loại âm nhạc khác nhau trên thế giới, đồng thời, cũng giới thiệu nhiều tác phẩm kinh điển thế giới đến với khán giả trong nước. Bên cạnh đó, xu hướng học và trình diễn piano nhạc nhẹ ngày càng phát triển. Chuyên ngành piano nhạc nhẹ được công nhận và góp mặt trong các cơ sở đào tạo trong nước, đòi hỏi một hệ thống bài bản hợp lý, khoa học cũng như lộ trình học tập cụ thể. Chính vì vậy, chuyển soạn và biểu diễn tác phẩm piano cổ điển theo phong cách nhạc nhẹ là một hướng đi mới, đưa thể loại âm nhạc hàn lâm đến với công chúng một cách “nhẹ nhàng” hơn, từ đó, nâng dần thẩm mỹ âm nhạc và trình độ thưởng thức nghệ thuật của khán giả, đồng thời khoác lên một chiếc áo mới cho những giai điệu “cũ”.

Bảo tồn âm nhạc truyền thống trong cộng đồng - những hướng đi cần lan tỏa - Bài cuối: Giải pháp bảo tồn và phát huy âm nhạc truyền thống tại cộng đồng

Bảo tồn âm nhạc truyền thống là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Những giải pháp nào để âm nhạc dân tộc được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng? Ghi nhận của phóng viên về những ý kiến đóng góp của một số nhạc sĩ, nhà nghiên cứu.