• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

Âm nhạc dân gian người Khmer ở Nam Bộ

Âm nhạc dân gian người Khmer ở Nam Bộ mang những đặc trưng của âm nhạc các dân tộc trong nước, thể hiện qua chất liệu chế tác nhạc khí, nhạc khí đồng dạng thuộc các họ: dây, hơi, thân vang, màng rung và sự đa dạng trong thang âm - điệu thức. Bài viết đề cập đến đề tài, nội dung âm nhạc Khmer; việc kế thừa, phát huy các giá trị đặc trưng của âm nhạc Khmer vào đời sống xã hội.

Bộ Gong Pêh của người Mnông ở hồ Lắk, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk

Người Mnông là một trong những dân tộc ít người sống chủ yếu vùng Tây Nguyên, Việt Nam, thuộc nhóm nhân chủng Indonesian và hệ ngôn ngữ Môn - Khmer. Người Mnông có hệ thống lễ nghi và âm nhạc phục vụ lễ nghi độc đáo, chẳng hạn bộ Gong Pêh hay còn gọi là ching ba (chiêng ba, gồm 3 chiêng lồi). Bộ Gong Pêh mang nhiều ý nghĩa như: vật linh để thờ cúng; biểu trưng cho một thế hệ, dòng tộc; nhạc khí thiêng giúp con người giao tiếp với thế giới thần linh; đại diện cho văn hóa truyền thống của một tộc người.

Nghệ thuật múa trong lễ bỏ mả của người Ba Na Tơ Lô ở huyện Kông Chơ ro, tỉnh Gia Lai

Nghiên cứu nghệ thuật múa, đặc biệt múa trong nghi lễ của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và của dân tộc Ba Na nói riêng là vấn đề khoa học mới mẻ và lý thú. Cho đến nay, kết quả nghiên cứu về múa Tây Nguyên, trong đó có múa Ba Na, mới chỉ là bước đầu. Hai công trình có những tư liệu đề cập đến vấn đề này là Lễ hội bỏ mả bắc Tây Nguyên của Ngô Văn Doanh (1) và Những hình thức múa trong lễ bỏ nhà mồ của người Ba Na của Phạm Hùng Thoan (2), trong đó khắc họa được những đường nét cơ bản của nghệ thuật âm nhạc, điêu khắc và múa bỏ mả của người Ba Na, Gia Rai. Ngoài ra, Dân tộc Ba Na ở Việt Nam (3) của Bùi Minh Đạo có ít dòng nói về nghệ thuật múa Ba Na nhưng còn sơ lược và mang tính nêu vấn đề. Bài viết này bước đầu tìm hiểu về nghệ thuật múa bỏ mả của người Ba Na Tơ Lô, thông qua khảo sát ở huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

Xu hướng công nghệ hóa âm nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa học công nghệ đang ngày càng tác động và chiếm vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động của thế giới loài người. Âm nhạc cũng không nằm ngoài xu thế đó, công nghệ hiện diện trong mỗi hoạt động âm nhạc, từ biểu diễn đến nghiên cứu, đào tạo. Âm nhạc công nghệ đã và đang là một xu hướng cho các hoạt động âm nhạc trên cả nước, đặc biệt ở một thành phố phát triển như Tp.HCM.

Mối quan hệ giữa âm nhạc và múa trong nghi lễ lên đồng

Lên đồng là một hình thức diễn xướng dân gian dựa trên việc kết hợp hát chầu văn, một loại hình âm nhạc mang tính tâm linh với lời ca trau chuốt, giai điệu dặt dìu cuốn hút cùng với những điệu múa uyển chuyển và các nghi lễ trang nghiêm... đưa con người (thanh đồng) vào trạng thái thăng hoa. Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các tín ngưỡng Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần...

Phẩm chất đặc trưng của giọng Tenor trong các vở opera

Nhạc kịch (opera) là loại hình nghệ thuật tổng hợp, bao gồm âm nhạc, múa, nghệ thuật biểu diễn, phục trang, thiết kế sân khấu, ánh sáng… Cùng với giao hưởng, nó được xem là tác phẩm đỉnh cao của các nhà soạn nhạc và là thước đo cho sự phát triển âm nhạc kinh viện của một quốc gia. Nói tới sự thành công của một vở opera, không thể không nhắc tới vai trò của giọng tenor với những đặc trưng riêng biệt.

Những giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học của âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã sáng tạo ra những di sản âm nhạc dân gian rất đặc sắc và độc đáo. Năm 2005, UNESCO công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; đến năm 2008, UNESCO lại tiếp tục công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là một trong những bằng chứng thuyết phục cho thấy âm nhạc dân gian ở vùng Tây Nguyên của nước ta có những giá trị rất to lớn, không chỉ về nghệ thuật mà còn về văn hóa, lịch sử và khoa học.

Khái quát âm nhạc cho múa Việt Nam

Khi nói về âm nhạc cho múa, GS Lâm Tô Lộc đã viết “Chất lượng của tác phẩm múa tùy thuộc vào sức biểu hiện của âm nhạc. Nhạc gây cảm hứng sáng tạo và gợi mở những hình tượng múa cho biên đạo”. Một tác phẩm nhạc hay có thể tạo điều kiện cho những sáng tác múa hay. Ngược lại, nhạc không tốt sẽ rất khó cho người biên đạo xây dựng tác phẩm múa. Sự thống nhất hữu cơ giữa nhạc và múa là điều kiện quyết định đến sự thành công của tác phẩm múa.

Vai trò của từ đệm trong dân ca đối đáp nam, nữ người Việt

Từ đệm là một yếu tố thuộc thành phần từ phụ trong lời ca, xuất hiện khi lời thơ được phổ nhạc, có vai trò khá quan trọng, thậm chí còn góp phần tạo nên những nét độc đáo riêng cho nhiều thể loại dân ca. Trong dân ca đối đáp nam nữ của người Việt ở trung du và châu thổ sông Hồng, từ đệm rất phong phú và đa dạng. Những loại hình còn đơn sơ, mộc mạc như hát ví, hát đúm đến những loại hình đã phát triển cao hơn trên phương diện âm nhạc như cò lả, trống quân, hát ghẹo Phú Thọ, dân ca quan họ Bắc Ninh, ít nhiều đều có sự tham gia của từ đệm.

Kỹ thuật mở rộng của kèn đồng trong nhạc thính phòng - giao hưởng

Các kỹ thuật mở rộng là cách chơi một nhạc cụ truyền thống tạo ra âm thanh mới, bất ngờ. Các nhạc sĩ đương thời thường xuyên sử dụng các kỹ thuật mở rộng cho kèn đồng để tạo những âm sắc mới, tiết tấu mới, thể hiện những ý tưởng mới trong sáng tác của mình. Trong trào lưu âm nhạc đương đại, các kỹ thuật mở rộng có thể được coi là một trong các tiêu chuẩn để đánh giá trình độ của nhạc công kèn. Việc bổ sung vào giảng dạy cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp, những kỹ thuật mới này là điều cần thiết.