• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

Mối quan hệ giữa chính sách văn hóa và sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật ở nước ta

Hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật rất quan trọng bởi nó được xem là then chốt để tạo nên những tác phẩm hội tụ tinh hoa, phẩm chất của xã hội đương thời. Chính sách văn hóa với lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật sẽ là cơ hội và động lực để nghệ sĩ được thể hiện bản chất của sáng tạo nghệ thuật là sự tự do. Lựa chọn hai lĩnh vực tiêu điểm của nghệ thuật là âm nhạc và mỹ thuật, bài viết tập trung phân tích để thấy rõ mối quan hệ cũng như sự tác động của chính sách văn hóa với sáng tạo nghệ thuật từ thời kỳ Đổi mới cho tới nay.

Kịch câm - nghệ thuật của sự im lặng

Trong một thế giới ngày càng náo nhiệt và nói không ngừng, chúng ta dường như không để ý đến sự tồn tại một thể loại nghệ thuật biểu diễn độc đáo không sử dụng đến ngôn ngữ nói. Đó chính là nghệ thuật kịch câm.

Bước đầu tìm hiểu về thang âm, điệu thức trong dân ca nghi lễ thờ thần

Nghi thức cầu cúng, tế lễ ở một số hội làng vùng trung du và châu thổ sông Hồng đã sớm hình thành nên một số thể loại dân ca như: hát Xoan, hát Dô, hát Dậm, hát Chèo tàu; các thể loại này còn được gọi chung là dân ca nghi lễ thờ thần. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi bước đầu tìm hiểu và nêu rõ những nét riêng độc đáo, đặc sắc trong thang âm, điệu thức của dân ca nghi lễ thờ thần.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Phương pháp xây dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp cho sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc

Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một địa chỉ đào tạo Sư phạm âm nhạc (SPAN) lớn của cả nước, trong đó, môn Phương pháp xây dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp là một trong những nội dung giảng dạy cơ bản và trọng tâm. Môn học này đã được đưa vào chương trình đào tạo của trường từ nhiều năm nay và đạt những kết quả khả quan. Song, hiện nay, công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước đang đòi hỏi ngành Giáo dục đào tạo nói chung, khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng phải có bước chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang từng bước đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại.

Thang âm cồng chiêng Tây Nguyên - những thách thức trong đời sống đương đại

Trên dải Trường Sơn - Tây Nguyên, từ bao đời nay, cồng chiêng là hệ giá trị văn hóa nghệ thuật nổi bật, phong phú và đa dạng. Ở đây, tôi đặc biệt nhấn mạnh về thang âm dàn cồng chiêng của các tộc người. Tháng 5-2004, khi tiến hành nghiên cứu nhạc cồng chiêng phục vụ việc xây dựng hồ sơ trình UNESCO, trước lúc lên đường điền dã, GS, TSKH Tô Ngọc Thanh đã căn dặn tôi: “Chưa ai đo được thang âm cồng chiêng Tây Nguyên đâu, cháu hãy cố làm điều đó và ký âm các bản nhạc chiêng...”.

Nghệ thuật múa trong sân khấu Rô Băm của người Khmer Nam Bộ

Trong quá trình tồn tại và phát triển, người Khmer Nam Bộ đã sản sinh ra kho tàng nghệ thuật biểu diễn phong phú, đặc biệt là Rô Băm. Đây là loại hình sân khấu cổ xưa nhất với cốt truyện chính là vở Ream Kê một dị bản của anh hùng ca Ramayana (Ấn Độ) đã được người Khmer hóa bằng nghệ thuật múa. Bài viết tìm hiểu các khía cạnh: tên gọi, nguồn gốc, đặc điểm và giá trị nghệ thuật múa trong loại hình sân khấu này.

Múa dân gian trong văn hóa của người Hà Nhì

Múa dân gian các dân tộc Việt Nam có từ rất lâu đời, được lưu truyền trong nhân dân từ đời này qua đời khác, nghệ thuật múa của mỗi dân tộc mang những sắc thái riêng mà ẩn hiện trong đó là hơi thở, nhịp sống và tâm hồn của dân tộc đó. Tổng hòa trong nền văn hóa chung, người Hà Nhì đã sáng tạo các điệu múa phục vụ tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tâm linh, mang tính tập thể. Nghệ thuật biểu diễn cũng rất đa dạng, với các điệu múa như: múa trống, múa lên nương, múa dệt vải, múa đợi mưa,múa vào mùa, múa trông trăng, múa giã bạn… phản ánh các mặt đời sống sinh hoạt phong phú của chính dân tộc Hà Nhì.

Phát âm tiếng Việt đối với giọng nữ cao trong Opera Cô sao của Đỗ Nhuận

Hát opera Việt Nam có nhiều khác biệt so với hát opera nước ngoài bằng tiếng Ý, Pháp, Đức... Sự khác biệt đó chủ yếu từ ngôn ngữ, cách phát âm (ngữ điệu và dấu thanh), cùng với những yếu tố âm nhạc dân tộc các vùng miền trên đất nước. Người hát cần phải khéo léo trong việc kết hợp kỹ thuật bel canto với kỹ thuật thể hiện âm điệu dân tộc, nắm rõ những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt. Người hát cũng cần luyện tập từng bước một những yêu cầu cần giải quyết trong tác phẩm. Thực hiện những bài tập từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ ngắn đến dài... ngay trong tác phẩm mình muốn thể hiện.

"Hẹn ngày chiến thắng" - ca khúc tri ân những người tuyến đầu chống dịch COVID-19

"Hẹn ngày chiến thắng" là tác phẩm âm nhạc mới của nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo nhằm tri ân những người trên tuyến đầu chống dịch COVID-19. Ca khúc hiện đang được đông đảo người nghe quan tâm và yêu thích. Trước đó, anh cũng đã cho ra đời các MV cùng đề tài này: "Anh muốn về Hải Dương", "Dòng máu Việt Nam".

Ngôn ngữ lời ca cho vai diễn giọng nữ cao trong Opera Việt Nam

Đối với các vai diễn trong opera, ngôn ngữ lời ca đóng vai trò quan trọng, vừa diễn đạt nội dung cụ thể của tác phẩm, vừa khắc họa hình tượng, tính cách của nhân vật. Ngôn ngữ lời ca giúp người nghe cảm nhận nội dung vở diễn một cách rõ ràng, mạch lạc và xúc tích. Các vai diễn giọng nữ cao trong opera Việt Nam cũng vậy, ngôn ngữ lời ca của nhân vật được thể hiện rất đặc trưng thông qua bối cảnh lịch sử, không gian phản ánh câu chuyện.

Ca khúc trữ tình - những bản thể mang tính thẩm mỹ

Dòng ca khúc cách mạng Việt Nam đã khẳng định rõ vai trò của mình đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng dân tộc ở TK XX. Bên cạnh một số loại thể khác, ca khúc trữ tình có thể ví như những bông hoa nhiều hương sắc, điểm tô cho dòng ca khúc cách mạng thêm phần rực rỡ. Ca khúc trữ tình thực sự là một bản thể mang tính thẩm mỹ.